(Trang 42)
Mục tiêu, yêu cầu cần đạt
- Thực hiện đúng kĩ thuật dừng bóng nửa nảy bằng gan bàn chân; thực hiện thuần thục, ổn định các kĩ thuật đá bóng đã học trong luyện tập và thi đấu.
- Thể hiện sự ham thích, đam mê bóng đá trong hoạt động học tập và cuộc sống hằng ngày.
- Tự giác, đoàn kết, giúp đỡ bạn trong quá trình luyện tập.
MỞ ĐẦU
1. Khởi động chung
a) Khởi động chung
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
- Xoay, gập, duỗi các khớp; ép dọc, ép ngang.
b) Khởi động chuyên môn:
- Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc độ.
- Đá bóng bằng lòng bàn chân, đá bóng bằng mu trong bàn chân, dừng bóng lăn sệt bằng lòng bàn chân và gan bàn chân, dừng bóng bổng bằng lòng bàn chân.
2. Trò chơi hỗ trợ khởi động
Ghi bàn (H.1)
- Chuẩn bị: Các bạn tham gia trò chơi được chia thành nhiều đội có số người bằng nhau, mỗi đội đứng thành một hàng ngang sau vạch chuẩn bị.
- Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, các bạn trong từng đội di chuyển đến vị trí đặt bóng và đá bóng vào cầu môn, mỗi bạn chỉ thực hiện một lần. Kết thúc, đội có số bóng được đá vào cầu môn nhiều nhất là đội thắng cuộc.
(Trang 43)
Hình 1. Trò chơi Ghi bàn
KIẾN THỨC MỚI
Kĩ thuật dừng bóng nửa nảy bằng gan bàn chân
Kĩ thuật dừng bóng nửa nảy bằng gan bàn chân thường được sử dụng để dừng các đường bóng bổng vừa rơi xuống mặt sân nảy lên từ hướng chính diện.
- TTCB: Đứng chân trước chân sau (hoặc hai chân rộng bằng vai), mắt quan sát hướng chuyển động và điểm rơi của bóng (H.2a).
- Thực hiện: Từ TTCB, di chuyển đến vị trí đón bóng bằng bước đi hoặc bước chạy (H.2b). Thời điểm bóng sắp chạm mặt sân (điểm rơi của bóng cách bàn chân trái khoảng 25 – 30 cm), trọng lượng cơ thể dồn lên chân trái; cẳng chân phải đưa ra trước, bàn chân hướng lên trên tạo với mặt sân một góc khoảng 30 – 45° (H.2c). Khi bóng vừa nảy lên (khoảng 4 – 5 cm), dùng gan bàn chân phải tiếp xúc vào phía trước bóng hơi chếch lên trên (theo hướng bóng đến) để dừng bóng (H.2d).
- Kết thúc: Gan bàn chân đặt trên bóng và chuẩn bị thực hiện các kĩ thuật tiếp theo (H.2e).
Hình 2. Kĩ thuật dừng bóng nửa nảy bằng gan bàn chân
(Trang 44)
* Chú ý:
- Lỗi sai thường gặp: Xác định điểm rơi của bóng không chính xác.
- Cách sửa: Tập lặp lại nhiều lần động tác dừng bóng nửa nảy bằng gan bàn chân với tốc độ tung bóng khác nhau.
LUYỆN TẬP
1. Luyện tập
a) Luyện tập cá nhân
b) Luyện tập cặp đôi
(Trang 45)
c) Luyện tập nhóm
(Trang 46)
2. Trò chơi vận động
Tấn công (H.8)
Hình 8. Trò chơi Tấn công
VẬN DỤNG
1. Yếu tố nào quyết định hiệu quả kĩ thuật dừng bóng nửa nảy bằng gan bàn chân?
2. Sử dụng các bài tập đã học để hướng dẫn bạn cùng luyện tập kĩ thuật dừng bóng nửa nảy bằng gan bàn chân.
3. Vận dụng các bài tập kĩ thuật dừng bóng nửa nảy bằng gan bàn chân để luyện tập hoàn thiện kĩ thuật.