SGKVN

Giáo Dục Thể Chất 12 (Bóng Rổ) - Bài 2. Một số điều luật thi đấu bóng rổ 3x3 và phương pháp trọng tài | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 2. Một số điều luật thi đấu bóng rổ 3x3 và phương pháp trọng tài - Giáo Dục Thể Chất 12 (Bóng Rổ). Xem chi tiết nội dung bài Bài 2. Một số điều luật thi đấu bóng rổ 3x3 và phương pháp trọng tài và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Giáo Dục Thể Chất 12 (Bóng Rổ) | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

(Trang 15)

Mục tiêu, yêu cầu cần đạt

- Hiểu, phân tích được một số điều luật thi đấu môn Bóng rổ và phương pháp trọng tài.

- Tích cực tham gia công tác trọng tài điều khiển các trận thi đấu nhằm nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện.

- Thể hiện được ý thức tự giác, tinh thần tập thể, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau tròn luyện tập và thi đấu.

MỞ ĐẦU

- Em hãy cho biết trong một trận thi đấu bóng rổ có bao nhiêu trọng tài? Gồm những trọng tài nào?

- Các em hãy cho biết các vị trí đứng trên sân của các trọng tài khi điều hành trận đấu.

- Trước khi thi đấu bóng rổ, trọng tài thứ nhất cần phải thực hiện những thủ tục gì?

KIẾN THỨC MỚI

Bóng rổ 3×3 là một biến thể có bóng rổ truyền thống. Do đó, hầu hết các quy định cơ bản về cách chơi bóng, các điều luật và phương pháp trọng tài ở môn Bóng rổ 3×3 sẽ giống với hình thức thi đấu bóng rổ 5 người. Bên cạnh các điểm chung, luật thi đấu bóng rổ và phương pháp trọng tài 3×3 có một số quy định, điều luật có sự khác biệt trên cơ sở phù hợp với đặc điểm, tính chất và hình thức thi đấu của môn Bóng rổ 3×3. Ví dụ: các điều luật quy định về thời gian thi đấu, thời gian tấn công rổ, giá trị của điểm ghi được khi ném bóng vào rổ, số lỗi đồng đội,... Các điều luật này được quy định trong luật bóng rổ FIBA 3×3 năm 2021 với nội dung cụ thể như sau:

1. Sân bóng rổ - Trang thiết bị - Đội bóng - Trọng tài

1.1. Sân bóng rổ (Điều 2)

Sân thi đấu bóng rổ 3×3 tiêu chuẩn có kích thước 15 m (rộng) × 11 m (dài). Các đường kẻ trên sân được vẽ bằng màu trắng hoặc màu sắc khác, đảm bảo được độ tương phản với nền sân, chiều rộng của các đường kẻ là 5 cm.

(Trang 16)

Phần sân thi đấu được giới hạn bởi các đường biên, bao gồm hai đường biên dọc và hai đường biên cuối sân. Ngoài ra, còn có khu vực phụ cận bên ngoài đường biên với khoảng cách 1,5 m đối với hai đường biên dọc, 2 m đối với đường biên cuối sân (phía cột rổ) và 1 m đối với đường biên cuối sân (đối diện cột rổ).

Trên sân có các đường kẻ quy định các khu vực trên sân, bao gồm đường ném phạt (5,80 m), đường vòng cung quy định khu vực 2 điểm (6,75 m) và khu vực "nửa vòng tròn không phạt lỗi tấn công" phía dưới rổ (1,25 m). Có thể sử dụng nửa sân bóng rổ tiêu chuẩn để tổ chức thi đấu bóng rổ 3×3.

Hình 1. Sân đấu bóng rổ 3×3

1.2. Trang thiết bị (Điều 3)

Bóng thi đấu chính thức 3×3 với kích thước bằng với quả bóng rổ số 6 và trọng lượng bằng với quả bóng tròn số 7 cho phép chơi linh hoạt hơn và giảm tác động của gió đối với đường kính 720 - 740 mm, trọng lượng 580 - 620g. Bóng có chất liệu bằng da với hai màu vàng, xanh dương và có các đường nối màu cam nhằm đảm bảo cho việc tăng khả năng hiển thị, đồng thời giúp cho người chơi có thể nhìn thấy quả bóng trong môi trường trong nhà cũng như khi ở ngoài trời. Bóng thi đấu 3×3 được sử dụng chung cho tất cả đối tượng người chơi, bất kể tuổi tác hay giới tính và trong tất cả các nội dung thi đấu.

Cột rổ, vòng rổ 3×3 có kích thước tương ứng với nội dung bóng rổ 5 người. Trên trụ rổ sẽ lắp đặt đồng hồ hiển thị thời gian và ném rổ (đồng hồ 12 giây).

1.3. Đội bóng (Điều 4)

Mỗi đội sẽ có 4 vận động viên, trong đó có 3 vận động viên trên sân và 1 vận động viên dự bị.

(Trang 17)

Lưu ý: Không cho phép huấn luyện viên có mặt trên sân thi đấu hay chỉ đạo từ xa từ băng ghế khán giả.

1.4. Trọng tài trận đấu (Điều 45)

Tổ trọng tài điều khiển trận đấu gồm 2 trọng tài chính và 3 thư kí, bao gồm: người điều khiển thời gian, người điều khiển đồng hồ 12 giây và thư kí ghi biên bản thi đấu.

2. Thời gian thi đấu và cách tính điểm

2.1 Thời gian thi đấu và đội thắng cuộc (Điều 8)

Thời gian thi đấu chính thức của một trận đấu là 10 phút. Đồng hồ thi đấu sẽ dừng lại trong các tình huống bóng chết và ném phạt. Sau khi đội tấn công và phòng thủ hoàn thành 1 lần giao bóng, đồng hồ thi đấu sẽ tiếp tục chạy trở lại ngay khi đội tấn công nhận bóng.

Tuy nhiên, trước khi thời gian thi đấu kết thúc, nếu một đội ghi được 21 điểm hoặc hơn 21 điểm trước sẽ trở thành đội thắng cuộc. Điều này chỉ áp dụng trong thời gian thi đấu chính thức (không áp dụng với hiệp phụ).

Nếu tỉ số hòa sau khi kết thúc thời gian thi đấu chính thức, sẽ tiến hành thi đấu hiệp phụ. Thời gian nghỉ trước khi hiệp phụ bắt đầu là 1 phút. Đội ghi được 2 điểm trước trong hiệp phụ sẽ là đội thắng cuộc.

2.2. Bắt đầu trận đấu (Điều 9)

Trước khi trận đấu bắt đầu, cả 2 đội cùng đồng thời tiến hành khởi động.

Việc lựa chọn đội kiểm soát bóng đầu tiên được thực hiện bằng cách tung đồng xu. Đội thắng từ việc tung đồng xu sẽ được lựa chọn quyền kiểm soát bóng khi bắt đầu trận đấu hoặc khi bắt đầu hiệp phụ nếu có.

Trận đấu chỉ được bắt đầu khi các đội có đủ 3 vận động viên trên sân.

Lưu ý:

- Việc có 3 vận động viên trên sân không bắt buộc đối với các sự kiện giải đấu cấp cơ sở.

- Trong trường hợp không có đồng hồ thi đấu, ban tổ chức sẽ quyết định thời gian thi đấu và/hoặc điểm số quy định để thắng cuộc. FIBA kiến nghị thống nhất giới hạn thời gian thi đấu với số điểm ghi được như sau: 10 phút/10 điểm, 15 phút/15 điểm, 20 phút/21 điểm.

2.3. Cách tính điểm và ghi điểm (Điều 16)

- Mỗi quả ném rổ thành công trong khu vực đường vòng cung (khu vực 1 điểm) được tính 1 điểm.

- Mỗi quả ném rổ thành công ngoài khu vực đường vòng cung (khu vực 2 điểm) được tính 2 điểm.

- Mỗi quả ném phạt thành công được tính 1 điểm.

(Trang 8)

2.4. Đội bóng bị trục quyền thi đấu hoặc xử thua cuộc (Điều 20, 21)

Nếu đến thời điểm bắt đầu trận đấu theo lịch thi đấu, đội bóng không có đủ 3 vận động viên trên sân sẵn sàng thi đấu, đội đó sẽ bị xử thua do truất quyền thi đấu. Nếu bị xử thua do truất quyền thi đấu, điểm số của trận đấu sẽ được ghi W0 hoặc 0-W (W là đội thắng). Lưu ý: Điều này không bắt buộc với các giải đấu cấp cơ sở.

Nếu đội nào rời khỏi sân đấu trước khi trận đấu kết thúc hoặc tất cả các vận động viên của đội đó bị chấn thương và/hoặc bị truất quyền thi đấu, đội đó sẽ bị xử thua cuộc do thiếu người.

Trong trường hợp có đội bị xử thua vì bỏ cuộc do bị xử thua cuộc, đội thắng được quyền lựa chọn bảo lưu số điểm của đội ghi được hoặc giành điểm từ trận thắng do truất quyền thi đấu, trong bất kì trường hợp nào, đội bị xử thua cuộc sẽ có số điểm là 0.

Đội bị xử thua vì thua cuộc do thiếu người hoặc bị truất quyền thi đấu vì lí do không chính đáng sẽ bị loại khỏi giải đấu.

3. Lỗi, ném phạt và cách chơi bóng

3.1. Lỗi/ Ném phạt (Điều 41, 43)

Một đội sẽ bị xử phạt ném phạt sau khi phạm quá 6 lỗi. Vận động viên sẽ không bị đuổi ra khỏi sân vì số lỗi cá nhân (ngoại trừ trường hợp bị trục xuất do phạm hai lỗi phản tinh thần thể thao hoặc có hành vi bạo lực, lời nói khiếm nhã, các vi phạm có liên quan đến đạo đức,...).

Nếu tình huống ném rổ không thành công; Lỗi với vận động viên có động tác ném rổ trong khu vực đường vòng cung sẽ bị ném phạt 1 quả; Lỗi với vận động viên có động tác ném rổ ở ngoài khu vực đường vòng cung sẽ bị ném phạt 2 quả.

Lỗi với vận động viên có động tác ném rổ thành công, tính điểm và đối phương được ném thêm 1 quả phạt.

Các lỗi phản tinh thần thể thao và lỗi truất quyền thi đấu sẽ bị tính 2 lỗi vào số lỗi đồng đội. Lỗi phản tinh thần thể thao đầu tiên của một vận động viên sẽ xử phạt 2 quả ném phạt, nhưng không mất quyền kiểm soát bóng. Tất cả các lỗi truất quyền thi đấu (bao gồm lỗi phản tinh thần thể thao thứ hai của một vận động viên) sẽ xử phạt 2 quả ném phạt và quyền kiểm soát bóng cho đối phương.

Một đội phạm lỗi đồng đội lần thứ 7, 8 và 9, đội đối phương sẽ được hưởng 2 quả ném phạt. Từ lỗi thứ 10 trở đi, đội đối phương sẽ được hưởng 2 quả ném phạt và được quyền kiểm soát bóng. Điều này được áp dụng cho cả lỗi phản tinh thần thể thao và lỗi với vận động viên có động tác ném rổ.

Tất cả các lỗi kĩ thuật đều bị xử phạt 1 quả ném phạt. Sau tình huống ném phạt, trận đấu sẽ tiếp tục như sau:

(Trang 19)

- Nếu lỗi kĩ thuật tính cho vận động viên phòng thủ, đồng hồ thi đấu sẽ được điều chỉnh về 12 giây cho đội đối phương.

- Nếu lỗi kĩ thuật của đội tấn công, đồng hồ thi đấu sẽ tiếp tục từ thời điểm dừng lại trước đó cho đội tấn công.

Lưu ý: Không cho ném phạt đối với lỗi tấn công.

3.2. Cách chơi bóng (Điều 17, 30)

Sau pha bóng vào rổ hoặc pha ném phạt cuối vào rổ (ngoại trừ các trường hợp tiếp tục được kiểm soát bóng):

- Vận động viên của đội không ghi điểm sẽ tiếp tục trận đấu bằng cách dẫn hoặc chuyền trực tiếp bóng từ trong sân, phía dưới rổ (không phải sau đường biên cuối sân) đến bất kì vị trí nào trong sân ngoài đường vòng cung 2 điểm.

- Khi đó, đội phòng thủ không được cản phá bóng trong khu vực nửa vòng tròn không va chạm ở dưới rổ.

Tiếp theo pha ném rổ hoặc quả phạt cuối bóng không vào rổ (ngoại trừ các trường hợp tiếp tục được kiểm soát bóng):

- Nếu đội tấn công giành được bóng, có thể tiếp tục tấn công mà không cần phải đưa bóng ra ngoài đường vòng cung.

- Nếu đội phòng thủ giành được bóng sẽ phải đưa bóng ra ngoài đường vòng cung (bằng cách chuyển hoặc dẫn bóng).

Nếu đội phòng thủ cướp hoặc cản được bóng, bóng phải được đưa ra ngoài đường vòng cung bằng cách chuyển hoặc dẫn bóng).

Trong các trường hợp bóng chết mà sau đó quyền kiểm soát bóng được trao cho 1 đội, trận đấu sẽ được tiếp tục bằng cách giao bóng (giữa đội phòng thủ và đội tấn công) ở vị trí định và bên ngoài đường vòng cung.

Một vận động viên được xem là đứng ngoài khu vực đường vòng cung khi có cả 2 chân đều nằm phía ngoài và không chạm chân vào vạch.

Khi xảy ra tình huống nhảy tranh bóng, đội phòng thủ sẽ được quyền kiểm soát bóng.

3.3. Không tích cực tấn công rổ và Luật 12 giây (Điều 27, 29)

Việc trì hoãn hoặc chủ động chơi bóng không tích cực (cố tình không ghi điểm) sẽ được coi là phạm luật.

Nếu sân được lắp đồng hồ tính thời gian cho đợt tấn công (shot clock), đội tấn công phải thực hiện ném rổ trong vòng 12 giây. Đồng hồ 12 giây sẽ bắt đầu chạy lại ngay sau khi vận động viên của đội tấn công có bóng (sau tình huống giao bóng giữa đội phòng thủ với đội tấn công hoặc ở dưới bảng rổ sau pha bóng rổ).

(Trang 20)

Nếu sau khi đưa bóng ra ngoài, vận động viên tấn công dẫn bóng vào trong khu vực vòng cung và quay hướng lưng về phía rõ từ 5 giây trở lên sẽ bị coi là phạm luật.

Lưu ý: Nếu sân thi đấu không được trang bị đồng hồ 12 giây mà có 1 đội thi đấu tiêu cực, không cố gắng ném rổ, trọng tài sẽ đưa ra cảnh cáo và ra kí hiệu đếm ngược thời gian 5 giây cuối của đợt tấn công.

3.4. Quy định về thay người (Điều 19)

Việc thay người được chấp nhận với bất kì đội nào trong các tình huống bóng chết và trước khi ném phạt hoặc trước khi đội phòng thủ giao bóng cho đội tấn công. Vận động viên dự bị có thể vào sân thay người sau khi đồng đội của anh ta đã ra khỏi sân và có sự tiếp xúc cơ thể với anh ta. Việc thay người chỉ được thực hiện ở phía sau đường biên ngang đối diện với bảng rổ và việc thay người không cần báo cho trọng tài hay nhân viên bàn thư kí.

4. Phương pháp trọng tài

Trong công tác điều hành một trận đấu bóng rổ 3×3, hai trọng tài có trách nhiệm xác định tình huống phạm luật, phạm lỗi và đưa quyết định bằng cách thổi còi đồng thời báo hiệu bằng các kí hiệu tay. Hai trọng tài sẽ phối hợp chặt chẽ với các nhân viên bàn thư kí nhằm bảo đảm tính chính xác của các thông tin trận đấu và đảm bảo trận đấu được diễn ra đúng luật và công bằng.

4.1. Trọng tài bóng rổ 3×3

Trọng tài trước: có vị trí làm nhiệm vụ ở sau đường biên cuối sân (phía cột rổ) và ở phía bên trái theo hướng chính diện của bản rổ. Trọng tài trước sẽ chịu trách nhiệm ra phán quyết đối với các pha bóng ra biên ở đường biên cuối sân (phía cột rổ) và đường biên dọc gần nhất. Trọng tài sau là người chịu trách nhiệm điều hành các pha ném phạt.

Trọng tài sau: có vị trí làm nhiệm vụ gần biên cuối sân (phía đối diện cột rổ) và ở phía bên phải theo hướng chính diện của bảng rổ. Trọng tại sau sẽ chịu trách nhiệm ra phán quyết đối với các pha bóng ra biên ở đường biên cuối sân (phía đối diện cột rổ) và đường biên dọc gần nhất. Trọng tài sau là người chịu trách nhiệm theo dõi đồng hồ thi đấu, đồng hồ 12 giây, ra kí hiệu bóng vào rổ được tính điểm và theo dõi việc thực hiện thủ tục giao bóng.

Trong trận đấu, hai trọng tài có thể di chuyển về phía trục giữa của sân hoặc di chuyển về phía trục ngang của sân nhằm tạo cho bản thân có góc quan sát tốt để có thể đưa ra những phán quyết chính xác, kịp thời.

Hai trọng tài sẽ có trách nhiệm đưa ra phán quyết trong các tình huống phạm luật và phạm lỗi theo khu vực được quy định ở trên sân. Trọng tài trước ở khu vực màu xanh dương, trọng tài sau khu vực màu xanh lá. Khu vực màu đỏ là khu vực cả hai trọng tài có quyền phán quyết chung.

(Trang 21)

Hình 2. Vị trí của trọng tài trên sân thi đấu bóng rổ 3×3

4.2. Nhiệm vụ thư kí

Các thư kí sẽ ngồi ở khu vực phía ngoài và ở phía góc bên trái so với hướng chính diện của rổ.

Thư kí sẽ có trách nhiệm khi các thông tin của hai đội và cập nhật thông tin trận đấu vào tờ biên bản thi đấu bao gồm: tên các đấu thủ, ghi điểm, lỗi đồng đội,...

Người điều khiển đồng hồ thi đấu sẽ có trách nhiệm điều khiển đồng hồ thi đấu chạy hoặc cho dừng lại theo diễn biến thi đấu hoặc theo phán quyết của hai trọng tài.

Người điều khiển đồng hồ 12 giây sẽ có trách nhiệm điều khiển đồng hồ 12 giây chạy, dừng khi một đội kiểm soát bóng. Làm mới một đợt 12 giây khi một đội có quyền kiểm soát bóng mới hoặc khi một người dơi kiểm soát bóng sau pha ném rổ bóng vào rổ hoặc bóng chạm rổ.

4.3. Một số kí hiệu trọng tài

Kí hiệu liên quan đến ghi điểm

1 điểm  2 điểm
Gập 1 ngón tay Một tay đưa lên cao để xác định ném rổ vị trí ném 2 điểm. Cả hai tay đưa lên cao xác định ghi 2 điểm.

(Trang 22)

Một số ký hiệu phạm luật

3 giây 5 giây 12 giây
Đưa tay ra trước với 3 ngón tay Đưa 5 ngón tay Ngón tay chạm vai
Hai lần dẫn bóng Ngửa bóng
Vung 2 bàn tay lên xuống Xoay úp lòng bàn tay nửa vòng

Kí hiệu liên quan đến các loại lỗi

Nắm giữ người

Cản người (phòng thủ)

Yểm hộ trái luật (tấn công)

Đẩy người; không có bóng đẩy người
Nắm cổ tay ấn xuống Hai tay chống hông Mô phỏng động tác đẩy

(Trang 23)

Dùng tay trái luật Giữ bóng tông người Vung tay
Đập vào cẳng tay Nắm tay đấm vào lòng bàn tay Vung tay ra sau
Vung khuủy tay Đánh vào đầu
Vung khuỷu tay ra sau Mô phỏng động tác đánh vào đầu

LUYỆN TẬP

1. Nội dung luyện tập

Bài tập 1. Luyện tập các kí hiệu trọng tài

Người tập thực hiện các kí hiệu của trọng tài bóng rổ 3×3. Ví dụ: bóng ném rổ ở vị trí 2 điểm; bóng vào rổ được tính 2 điểm; bóng ra biên đội tấn công được quyền kiểm soát bóng tiếp tục,...

(Trang 24)

Bài tập 2. Thực hành 2 trọng tài điều hành thi đấu

Các nhóm thi đấu theo hình thức 3×3, hai trọng tài thực hành điều khiển trận đấu bằng các hình thức thổi phạt, ra các kí hiệu phạm luật, phạm lỗi, bóng ra biên khi bóng ở trong khu vực bản thân phụ trách. Đội thua ở mỗi trận đấu sẽ trở thành trọng tài ở trận đấu tiếp theo.

2. Hình thức luyện tập

Luyện tập cá nhân

Người tập chủ động thực hiện luyện tập trên lớp hoặc ở nhà bằng bài tập 1.

Luyện tập cặp đôi

Người tập chia thành từng cặp, luân phiên thực hiện bài tập 1 với các vai trò khác nhau.

Luyện tập nhóm

Người tập chia các nhóm đấu tập 3×3, thực hành luân phiên trọng tài luyện tập như bài tập 2.

VẬN DỤNG

1. Kích thước của sân thi đấu bóng rổ 3×3 là bao nhiêu? Có thể sử dụng sân có kích thước như thế nào để thay thế?

2. Thời gian thi đấu chính thức của một trận bóng rổ 3×3 là bao nhiêu? Khi tỉ số trận đấu đạt bao nhiêu thì sẽ kết thúc trận đấu sớm hơn thời gian quy định?

3. Vận dụng những điều luật đã học để tham gia trọng tài, thư kí trong tập luyện và thi đấu bóng rổ.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Giáo Dục Thể Chất 12 (Bóng Rổ)

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 12 - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 12 (Nâng Cao)

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12 (Nâng Cao)

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tin Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

hinh-hoc-12-nang-cao-751

Hình Học 12 (Nâng Cao)

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

tieng-anh-8-global-success-935

Tiếng Anh 8 (Global Success)

Tiếng Anh 8 (Global Success)

mi-thuat-1-5

Mĩ thuật 1

Sách Lớp 1 Cánh Diều

toan-5-161

Toán 5

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

tap-viet-2-tap-mot-1008

Tập Viết 2 - Tập Một

Sách Lớp 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề