SGKVN

Hóa học 12 - BÀI 24: NGUYÊN TỐ NHÓM IA | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

BÀI 24: NGUYÊN TỐ NHÓM IA - Hóa học 12. Xem chi tiết nội dung bài BÀI 24: NGUYÊN TỐ NHÓM IA và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Hóa học 12 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

(Trang 108)

MỤC TIÊU

- Nêu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố nhóm IA.

- Nêu được xu hướng biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của kim loại nhóm IA.

- Giải thích được nguyên nhân khối lượng riêng nhỏ và độ cứng thấp của kim loại nhóm IA.

- Giải thích được nguyên nhân kim loại nhóm IA có tính khử mạnh hơn so với các nhóm kim loại khác.

- Thông qua mô tả thí nghiệm (hoặc quan sát qua video), nêu được mức độ phản ứng tăng dần từ lithium, sodium, potassium khi chúng phản ứng với nước, chlorine và oxygen.

- Trình bày được cách bảo quản kim loại nhóm IA.

- Giải thích được trạng thái tồn tại của nguyên tố nhóm IA trong tự nhiên.

- Nêu được khả năng tan trong nước của các hợp chất nhóm IA.

- Thực hiện được thí nghiệm (hoặc qua quan sát video thí nghiệm) phân biệt các ion Li+, Na+, K+ bằng màu ngọn lửa.

- Tìm hiểu và trình bày được ứng dụng của sodium chloride.

- Trình bày được quá trình điện phân dung dịch sodium chloride và các sản phẩm cơ bản của công nghiệp chlorine – kiềm.

- Giải thích được các ứng dụng phổ biến của sodium hydrogencarbonate (natri hiđrocacbonat), sodium carbonate (natri cacbonat) và phương pháp Solvay sản xuất soda.

?

Các kim loại nhóm IA (nhóm kim loại kiềm) và hợp chất của chúng có nhiều ứng dụng như: sản xuất pin lithium, nước Javel, phân kali, tế bào quang điện, đồng hồ nguyên tử,...

Vậy, đơn chất nhóm IA có đặc điểm gì nổi bật về tính chất vật lí và tính chất hoá học? Các hợp chất nhóm IA quan trọng như xút, soda được sản xuất trong công nghiệp như thế nào?

3

Li

Lithium

11

Na Sodium

19

K

Potassium

37

Rb

Rubidium

55

Cs

Cesium

87

Fr Francium

Pin lithium

Baking soda

Thuốc nổ

Pháo bông

Đồng hồ nguyên tử

Chất phóng xạ

Hình 24.1. Một số ứng dụng của nguyên tố kim loại nhóm IA

(Trang 109)

I. ĐƠN CHẤT NHÓM IA

1. Đặc điểm chung

Một số đại lượng đặc trưng của các nguyên tố nhóm IA được trình bày trong Bảng 24.1.

Bảng 24.1. Một số đại lượng đặc trưng của các nguyên tố nhóm IA

Nguyên tử Số hiệu nguyên tử Tên gọi Cấu hình electron Bán kính nguyên tử (pm)(1) Thế điện cực chuẩn (V)(2)
Li 3

Lithium

[He]2s1

152 -3,040
Na 11 Sodium [Ne]3s1 186 -2,713
K 19 Potassium [Ar]4s1 227 -2,924
Rb 37 Rubidium [Kr]5s1 248 -2,924
Cs 55 Cesium [Car]6s1 265 -2,923

Thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nhận xét về xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử của nguyên tố nhóm IA.

2. Cho biết: xu hướng biến đổi tính khử từ Li đến Cs; số oxi hoá đặc trưng của nguyên tử kim loại nhóm IA.

Nguyên tố nhóm IA là những nguyên tố s, chỉ có 1 electron hoá trị ở phân lớp ns¹ và đứng đầu mỗi chu kì tương ứng. Kim loại nhóm IA có thế điện cực chuẩn Em/m rất nhỏ nên dễ tách electron hoá trị ra khỏi nguyên tử. Vì vậy, trong các phản ứng hoá học, chúng dễ nhường 1 electron, thể hiện tính khử rất mạnh:

M → M+ + 1e

Trong hợp chất, nguyên tử kim loại nhóm IA chỉ thể hiện số oxi hoá +1.

2. Trạng thái tự nhiên

Trong tự nhiên, các nguyên tố nhóm IA chỉ tồn tại ở dạng hợp chất (chủ yếu là dạng muối). Sodium và potassium là hai nguyên tố phổ biến trong vỏ Trái Đất, có nhiều trong nước biển, mỏ muối, quặng halite (NaCl), quặng sylvinite (NaCI.KCI).

?

1. Tại sao các nguyên tố kim loại nhóm IA không tồn tại ở dạng đơn chất trong tự nhiên?

(1) Nguồn: Silberberg, M. S. 2007. Nguyên lý hóa học tổng quát, Giáo dục đại học McGraw-Hill.

(2) Nguồn: Dean, J. A. 1999. Sổ tay hóa học của Lange, Hoa Kỳ, McGraw-Hill, Inc.

(Trang 110)

3. Tính chất vật lí

Một số thông số vật lí của kim loại nhóm IA được trình bày ở Bảng 24.2.

Bảng 24.2. Một số thông số vật lí của kim loại nhóm IA(1)

Kim loại Nhiệt độ nóng chảy (°C) Nhiệt độ sôi (°C) Khối lượng riêng (g/cm³) Độ cứng (2)
Li 180,5 1341 0,534 0,6
Na 97,8 881 0,968 0,5
K 63,4 759 0,89 0,4
Rb 39,3 691 1.532 0,3
Cs 28,4 668 1,878 0,2

Thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nhận xét về xu hướng biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các kim loại nhóm IA.

2. Dựa vào Bảng 24.2, hãy nhận xét về khối lượng riêng và độ cứng của các kim loại nhóm IA.

a) Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi

Trong nhóm IA, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các kim loại có xu hướng giảm dần từ Li đến Cs.

Các kim loại nhóm IA đều dễ nóng chảy và có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn so với các kim loại nhóm khác.

b) Khối lượng riêng

Các kim loại nhóm IA có khối lượng riêng nhỏ (đều là kim loại nhẹ) do có bán kính nguyên tử lớn và cấu trúc mạng tinh thể kém đặc khít.

c) Độ cứng

Do có liên kết kim loại yếu nên các kim loại nhóm IA có độ cứng thấp (đều mềm, có thể cắt bằng dao, kéo).

4. Tính chất hoá học

Kim loại kiềm là những kim loại hoạt động hoá học mạnh, có tính khử mạnh và tính khửtăng dần từ Li đến Cs.

Các kim loại kiềm có thế điện cực chuẩn rất âm, do đó chúng đều phản ứng với nước ở điều kiện thường với mức độ tăng dần từ Li đến Cs.

(1) Nguồn: Dean, J. A. 1999. Sổ tay hóa học của Lange, Hoa Kỳ, McGraw-Hill, Inc.

(2) Nguồn: https://webelements.com/, truy cập ngày 02 tháng 10 năm 2023 (kim cương = 10).

(Trang 111)

Lithium, sodium, potassium tác dụng với nước, chlorine, oxygen

Ba thí nghiệm về phản ứng của lithium, sodium, potassium với nước, chlorine, oxygen đã được thực hiện và quan sát thấy các hiện tượng như được mô tả dưới đây:

Hoá chất: kim loại lithium, sodium, potassium, nước.

Dụng cụ: 3 bình tam giác đựng khí oxygen, 3 bình tam giác đựng khí chlorine, 3 chậu thuỷ tinh, muôi sắt, dao, kẹp sắt.

Thí nghiệm 1: Tác dụng với nước

Tiến hành:

Cho mỗi mẫu kim loại vào một chậu thuỷ tinh chứa nước, hiện tượng xảy ra được ghi lại ở Bảng 24.3.

Bảng 24.3. Hiện tượng phản ứng của Li, Na, K với nước

Kim loại Hiện tượng
Li Mẫu kim loại chuyển động chậm trên mặt nước.
Na Mẫu kim loại trở thành khối cầu, chạy nhanh trên mặt nước.
K Mẫu kim loại cháy, kèm tiếng nổ nhẹ.

Thực hiện các yêu cầu sau:

1. So sánh mức độ phản ứng của Li, Na, K với nước.

2. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. Nêu cách nhận biết môi trường của các dung dịch sau phản ứng.

Thí nghiệm 2: Tác dụng với chlorine

Tiến hành:

Cho mỗi mẫu kim loại Li, Na, K vào một muôi sắt, hơ nóng trên ngọn lửa đèn cồn đến khi nóng chảy, rồi đưa nhanh vào bình đựng khí chlorine.

Hiện tượng xảy ra như sau: Các kim loại bốc cháy với mức độ tăng dần từ Li đến K.

Thực hiện yêu cầu sau:

Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

Thí nghiệm 3: Tác dụng với oxygen

Tiến hành:

Cho mỗi mẫu kim loại Li, Na, K vào một muôi sắt, hơ nóng trên ngọn lửa đèn cồn đến khi nóng chảy rồi đưa nhanh vào lọ đựng khí oxygen.

Hiện tượng xảy ra như sau: Các kim loại bốc cháy với mức độ tăng dần từ Li đến K.

Thực hiện yêu cầu sau:

Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

(Trang 112)

2. Trong phòng thí nghiệm:

a) Khi cho kim loại nhóm IA (Li, Na, K) tác dụng với nước thì cần lấy mẫu kim loại nhỏ. Giải thích.

b) Sodium được dùng để loại nước khỏi một số dung môi hữu cơ như ether. Giải thích.

5. Bảo quản

Các kim loại nhóm IA được bảo quản trong dầu hoả, trong chân không hoặc trong khí hiếm. Ví dụ: Na, K thường được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hoả khan; Rb, Cs thường được bảo quản trong các ống thuỷ tinh hàn kín.

Hình 24.2. Bảo quản Na, K trong dầu hoả

3.

a) Tại sao có thể bảo quản Na, K bằng cách ngâm trong dầu hoả?

b) Có thể sử dụng các alcohol (ví dụ ethanol) để bảo quản kim loại nhóm IA không? Giải thích.

II. HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI NHÓM IA

1. Đặc điểm chung

Các hợp chất của kim loại kiềm thường dễ tan trong nước và tạo thành dung dịch chất điện li mạnh.

Ở nhiệt độ thường, các ion kim loại nhóm IA đều không có màu. Tuy nhiên, đốt nóng kim loại kiềm hoặc các hợp chất của chúng trên ngọn lửa không màu làm ngọn lửa có màu đặc trưng. Do vậy, có thể nhận biết hợp chất của kim loại nhóm IA bằng màu ngọn lửa.

Phân biệt các ion Li+, Na+, K+ bằng màu ngọn lửa (học sinh quan sát video thí nghiệm)

Hoá chất: các dung dịch bão hoà: LICI, NaCl, KCI.

Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm; dây platinum (hoặc nickel); đèn khí Bunsen (khí gas).

Tiến hành:

- Nhúng dây platinum vào ống nghiệm chứa dung dịch LiCl bão hoà.

- Hơ nóng đầu dây trên ngọn lửa đèn khí.

- Tiến hành thí nghiệm tương tự với dung dịch NaCl bão hoà và dung dịch KCI bão hoà.

Quan sát hiện tượng xảy ra qua video thí nghiệm và thực hiện yêu cầu sau:

LiCI

NaCl

KCI

Hình 24.3. Màu ngọn lửa ion kim loại nhóm IA

Nhận xét về màu ngọn lửa các ion kim loại trong thí nghiệm.

(Trang 113)

2. Hợp chất quan trọng

a) Sodium chloride

  • Ứng dụng:

Một số ứng dụng của NaCl

Trong đời sống: gia vị, bảo quản và chế biến thực phẩm,...

Trong y học: nước muối sinh lí, chất điện giải,...

Trong công nghiệp hoá chất: sản xuất chlorine – kiềm, nước Javel, soda,...

  • Quá trình điện phân dung dịch NaCl:

Trong công nghiệp chlorine – kiềm, quá trình điện phân dung dịch NaCl bão hoà có màng ngăn điện cực được ứng dụng để sản xuất xút công nghiệp (NaOH), khíchlorine (Cl2). Điện phân dung dịch NaCl bão hoà không có màng ngăn điện cực được ứng dụng để sản xuất nước Javel (chứa NaCIO).

Viết các quá trình oxi hoá, quá trình khử xảy ra ở mỗi điện cực và viết phương trình hoá học của quá trình điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

EM CÓ BIẾT

Trong công nghiệp, quá trình điện phân dung dịch NaCl thường được tiến hành trong thùng điện phân có anode bằng than chì và cathode bằng sắt. Giữa hai điện cực có màng ngăn xốp để ngăn không cho Cl₂ tiếp xúc với OH.

Hình 24.4. Sơ đồ quá trình điện phân dung dịch NaCl

trong công nghiệp chlorine – kiềm

(Nguồn: Millet, P. 2013. 9 - Công nghệ clo-kiềm: nguyên tắc cơ bản, quy trình và vật liệu cho màng ngăn và màng. Trong: Basile, A. (biên tập) Sổ tay lò phản ứng màng - Các loại lò phản ứng và ứng dụng công nghiệp. Elsevier Science.)

(Trang 110)

Nước muối bão hoà

CO2

Tháp carbonate hoá

làm lạnh, lọc

Sản phẩm NaHCO3(s)

Sản phẩm Na2CO3(s)

NH3

NH4Cl(dung dịch)

Hình 24.5. Sơ đồ quá trình Solvay sản xuất NaHCO3 và Na2CO3

4.

a) Trong quá trình Solvay, viết các phương trình hoá học của phản ứng:

- Nung vôi để cung cấp vôi sống và carbon dioxide.

- Tái chế ammonia từ vôi sống và dung dịch ammonium chloride.

b) Quy trình Solvay đã giảm thiểu được tác động đến môi trường bằng cách quay vòng các sản phẩm trung gian (như CO2 và NH3) để tái sử dụng trong quy trình sản xuất.

Từ sơ đồ quá trình Solvay, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

EM ĐÃ HỌC

  • Kim loại nhóm IA chỉ tồn tại trong tự nhiên ở dạng hợp chất.
  • Kim loại nhóm IA mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
  • Kim loại nhóm IA có tính khử mạnh. Mức độ phản ứng với nước, chlorine và oxygen tăng dần trong dãy lithium, sodium, potassium.
  • Các ion kim loại nhóm IA cho màu ngọn lửa đặc trưng: ion Li+ màu đỏ tía, ion Na+ màu vàng, ion K+ màu tím nhạt.
  • Các kim loại kiềm thường được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hoả, trong chân không hoặc trong khí hiếm.
  • Sodium chloride là nguyên liệu sản xuất chlorine, kiềm bằng phương pháp điện phân dung dịch.
  • Sodium hydrogencarbonate và sodium carbonate được sản xuất bằng phương pháp Solvay. Chúng được sử dụng trong công nghệ thực phẩm, dược phẩm, hoá chất, xử lí nước,...

EM CÓ THỂ

  • Bảo quản các kim loại kiềm đúng cách.
  • Giải thích được cơ sở của quá trình sản xuất chlorine – kiềm, quá trình Solvay.
Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Hóa học 12

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 12 - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 12 (Nâng Cao)

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12 (Nâng Cao)

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tin Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

giai-tich-12-748

Giải Tích 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam, gồm 4 chương

chuyen-de-hoc-tap-mi-thuat-11-3669

Chuyên đề học tập Mĩ thuật 11

Sách Chuyên đề học tập Mĩ thuật 11 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống - Nâng cao kỹ năng hình họa, trang trí và bố cục, phát triển tư duy sáng tạo nghệ thuật.

mi-thuat-3-1056

Mĩ Thuật 3

Sách Lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo

dia-ly-1188

Địa Lý

Tìm hiểu về địa hình, đặc điểm đặc trưng

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề