SGKVN

Hóa học 12 - BÀI 9: AMINO ACIDS VÀ PEPTIDES | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

BÀI 9: AMINO ACIDS VÀ PEPTIDES - Hóa học 12. Xem chi tiết nội dung bài BÀI 9: AMINO ACIDS VÀ PEPTIDES và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Hóa học 12 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

(Trang 41)

MỤC TIÊU

- Nêu được khái niệm về amino acid, amino acid thiên nhiên, amino acid trong cơ thể; gọi được tên một số amino acid thông dụng, đặc điểm cấu tạo phân tử của amino acid.

- Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí của amino acid (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, khả năng hoà tan).

- Trình bày được tính chất hoá học đặc trưng của amino acid (tính lưỡng tính, phản ứng ester hoá; phản ứng trùng ngưng của ɛ- và 9-amino acid).

- Nêu được khả năng di chuyển của amino acid trong điện trường ở các giá trị pH khác nhau (tính chất điện di).

- Nêu được khái niệm peptide và viết được cấu tạo của peptide.

- Trình bày được tính chất hoá học đặc trưng của peptide (phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu biuret).

- Thực hiện được thí nghiệm phản ứng màu biuret của peptide.

?

Khoảng 20 amino acid thiên nhiên là cơ sở để kiến tạo nên các protein của cơ thể sống. Amino acid cũng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như thực phẩm, dược phẩm, tơ sợi,... Vậy, amino acid là gì? Amino acid có đặc điểm cấu tạo và tính chất như thế nào?

I. AXIT AMIN

1. Khái niệm và danh pháp

a) Khái niệm

Hãy nhận xét đặc điểm chung về cấu tạo của các amino acid dưới đây:

Hình 9.1. Cấu tạo, tên thông thường, kí hiệu của một số amino acid

Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng thời nhóm amino (-NH2) và nhóm carboxyl (-COOH).

(Trang 42)

Các amino acid thiên nhiên hầu hết là x-amino acid (công thức chung có dạng H2N-CH(R)-COOH). Trong đó, chỉ có khoảng 20 amino acid cấu thành nên phần lớn protein trong cơ thể người, gọi là những amino acid tiêu chuẩn. Một số amino acid tiêu chuẩn mà cơ thể người không thể tự tổng hợp được, gọi là amino acid thiết yếu. Con người tiếp nhận amino acid thiết yếu qua thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa,...

b) Danh pháp

Tên gọi amino acid xuất phát từ tên carboxylic acid tương ứng.

Tên thay thế: chọn mạch chính chứa nhóm carboxyl, nhóm amino là nhóm thế trên mạch chính này.

Tên bán hệ thống: vị trí của nhóm amino được kí hiệu bằng chữ cái Hy Lạp (α, β,...) và tên gọi acid được gọi theo tên thông thường.

Ngoài ra, các a-amino acid có trong thiên nhiên thường được gọi bằng tên thông thường (Bảng 9.1).

Bảng 9.1. Tên gọi của một số amino acid

Công thức cấu tạo

Tên thay thế

Tên bán hệ thống

Tên thông thường

Kí hiệu

H2N-CH2-COOH

Aminoethanoic acid

Aminoacetic acid

Glycine

Gly

H2N-CH(CH3)-COOH 2-aminopropanoic acid α -aminopropionic acid Alanine Alas
H2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH 2,6-dia 2,6-diaminohexanoic acid α,ε - diaminocaproic acid Lysine Lys
HOOC-[CH2]2-CH(NH2)COOH 2-aminopentane-1,5-dioic acid α -aminoglutaric acid Glutamic acid Glu
(CH3)2CH-CH(NH2)-COOH 2-amino-3-methylbutanoic acid α -aminoisovaleric acid Valine Val

2. Đặc điểm cấu tạo

Các amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực (1) do tương tác giữa nhóm -COOH và nhóm –NH2:

Dạng phân tử trung hoà 

Dạng ion lưỡng cực 

3. Tính chất vật lí

Ở điều kiện thường, các amino acid là chất rắn, khi ở dạng tinh thể chúng không có màu, có nhiệt độ nóng chảy cao và thường tan tốt trong nước vì chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.

(1) Trong một số trường hợp, để đơn giản amino acid thường được biểu diễn ở dạng phân tử.

(Trang 43)

4. Tính chất hoá học

Tương tự các hợp chất hữu cơ tạp chức khác, amino acid có tính chất của các nhóm chức cấu thành (tính chất của nhóm amino và nhóm carboxyl) và có thêm tính chất gây ra bởi đồng thời cả hai nhóm chức này.

a) Phản ứng ester hoá

Tương tự carboxylic acid, amino acid phản ứng được với alcohol tạo ester.

Ví dụ: Đun nóng hỗn hợp glycine và ethanol có mặt H2SO4 đặc xúc tác, ở nhiệt độ 80-90 °C, trong khoảng 2 – 3 giờ, thu được ester(1),

H2N-CH2-COOH + CH3CH2OH  H2N-CH2-COOCH2CH3 + H2O

b) Tính chất lưỡng tính

Nhóm amino có tính base và nhóm carboxyl có tính acid nên các amino acid có tính lưỡng tính, có thể tác dụng với acid mạnh cũng như base mạnh.

HCl + H2N-CH2-COOH → CIH3N-CH2-COOH

H2N-CH2-COOH + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O

Tính lưỡng tính của amino acid rất quan trọng trong nhiều quá trình sinh học như ổn định pH của dung dịch máu, dung dịch nội bào,...

c) Tính chất điện di

Các amino acid có khả năng di chuyển khác nhau trong điện trường tuỳ thuộc vào pH của môi trường (tính chất điện di).

Ví dụ: Ở pH ~ 6, Gly tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực có tổng điện tích bằng không. Khi đặt trong điện trường, Gly hầu như không di chuyển; ở pH < 6, Gly nhận proton, trở thành cation và di chuyển về cực âm (-); còn ở pH > 6, Gly nhường proton, trở thành anion và di chuyển về i chuyển về cực dương (+). SONG

d) Phản ứng trùng ngưng

Khi đun nóng, các ɛ-amino acid hoặc -amino acid có thể phản ứng với nhau để tạo thành polymer, đồng thời tách ra các phân tử nước (phản ứng trùng ngưng). Trong phản ứng trùng ngưng của amino acid, nhóm -COOH của phân tử này phản ứng với nhóm –NH2 của phân tử khác để tạo thành polyamide.

Ví dụ: Phản ứng trùng ngưng tổng hợp polycaproamide (capron) từ 6-aminohexanoic acid (s-aminocaproic acid):

e-aminocaproic acid

polycaproamide

1. Viết phương trình hoá học của phản ứng trùng ngưng tổng hợp polyenanthamide từ 7-aminoheptanoic acid (-aminoenanthic acid).

(1) Trong điều kiện phản ứng, sản phẩm tồn tại ở dạng muối.

(Trang 44)

II. PEPTIDE

Một tripeptide có cấu tạo như sau:

Hình 9.2. Cấu tạo của phân từ tripeptide Val-Gly-Ala

Tripeptide trên cấu thành bằng cách nào? Tại sao lại gọi là tripeptide?

1. Khái niệm

Peptide là những hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ các đơn vị a-amino acid liên kết với nhau qua liên kết peptide (-CO-NH-).

Các peptide chứa từ 2, 3, 4,... đơn vị a-amino acid lần lượt được gọi là dipeptide, tripeptide, tetrapeptide,...; peptide chứa nhiều đơn vị a-amino acid được gọi là polypetide.

2. Cấu tạo

Cấu tạo của một peptide được xác định bằng thứ tự liên kết của các a-amino acid trong phân tử. Mỗi peptide mạch hở bắt đầu bằng amino acid đầu N và kết thúc bằng amino acid đầu C (Hình 9.2).

Tên viết tắt của peptide gồm tên viết tắt của các amino acid theo thứ tự từ amino acid đầu N đến amino acid đầu C.

?

Ví dụ: Tripeptide trong Hình 9.2 được biểu diễn là Val-Gly-Ala.

2. Viết cấu tạo của tripeptide Gly-Ala-Val.

3. Tính chất hoá học

a) Phản ứng thuỷ phân

Peptide bị thuỷ phân bởi acid, base hoặc enzyme. Quá trình thuỷ phân không hoàn toàn có thể tạo thành các peptide nhỏ hơn.

Ví dụ: Tetrapeptide Gly-Tyr-Val-Ala khi bị thuỷ phân không hoàn toàn có thể tạo thành các tripeptide Gly-Tyr-Val, Tyr-Val-Ala và các dipeptide là Gly-Tyr, Tyr-Val, Val-Ala.

(Trang 45)

Quá trình thuỷ phân hoàn toàn peptide tạo ra các amino acid cấu thành nên peptide đó. Tuy nhiên, trong môi trường acid hoặc môi trường base, các amino acid sẽ tác dụng với acid hoặc base để tạo thành muối tương ứng.

Ví dụ:

H2N-CH2-CO-NH-CH2-COOH + H2O 2H2N-CH2-COOH

H2N-CH2-CO-NH-CH2-COOH + H2O + 2HCI 2CI-H3N+-CH2-COOH

H2N-CH2-CO-NH-CH2-COOH + 2NaOH → 2H2N-CH2-COONa + H2O

b) Phản ứng màu biuret

Thí nghiệm: Phản ứng màu biuret của peptide

Chuẩn bị:

Hoá chất: dung dịch lòng trắng trứng (polypeptide), dung dịch CuSO4 2%, dung dịch NaOH 30%.

Dụng cụ: ống nghiệm.

Tiến hành:

- Cho khoảng 1 mL dung dịch NaOH 30% vào ống nghiệm. Nhỏ thêm 2 – 3 giọt dung dịch CuSO4 2%, lắc đều.

- Cho khoảng 4 mL dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm, lắc đều.

Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra.

EM CÓ BIẾT

Hợp chất tạo bởi thuốc thử biuret với các peptide

?

Các peptide có từ hai liên kết peptide trở lên phản ứng với thuốc thử biuret (Cu(OH)2 trong môi trường kiềm), tạo thành dung dịch có màu tím đặc trưng. Phản ứng này được sử dụng để nhận biết các peptide (trừ dipeptide).

3. Thuỷ phân không hoàn toàn tripeptide Val-Gly-Ala thu được các dipeptide nào? Viết phương trình hoá học minh hoạ phản ứng thuỷ phân hoàn toàn tripeptide này trong môi trường kiềm. án học minh CO hoạ phản ứng SONG thuỷ phân ho

EM ĐÃ HỌC

  • Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm carboxyl, tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực. Hầu hết amino acid thiên nhiên là x-amino acid.
  • Amino acid là chất rắn, thường tan tốt trong nước, có nhiệt độ nóng chảy cao. Các amino acid có tính lưỡng tính và tham gia được phản ứng ester hoá; các s- và -amino acid có thể tham gia phản ứng trùng ngưng tạo polyamide.
  • Peptide là những hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ nhiều đơn vị a-amino acid liên kết với nhau qua liên kết peptide (-CO-NH-). Peptide tham gia phản ứng thuỷ phân và phản ứng màu biuret.

EM CÓ THỂ

  • Biết được tại sao amino acid quan trọng cho SỨC khoẻ, từ đó có thể lựa chọn được một số thực phẩm giàu dinh dưỡng.

(Trang 46)

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Hóa học 12

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 12 - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 12 (Nâng Cao)

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12 (Nâng Cao)

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tin Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

tin-hoc-3-1052

Tin Học 3

Sách Lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo

lich-su-10-3083

Lịch Sử 10

Sách Lớp 10 Cánh Diều

mi-thuat-12-thiet-ke-cong-nghiep-3505

Mĩ thuật 12 (Thiết Kế Công Nghiệp)

Mĩ thuật 12 – Thiết kế công nghiệp cung cấp kiến thức giúp các em nhận biết được một số đặc điểm thiết kế tạo dáng công nghiệp; nghệ thuật thiết kế đồ dùng sinh hoạt; mối quan hệ và tầm quan trọng của thiết kế tạo dáng công nghiệp với thực tiễn đời sống.

tin-hoc-8-quyen-3-830

Tin Học 8 (Quyển 3)

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

tu-nhien-va-xa-hoi-2-1002

Tự Nhiên và Xã Hội 2

Sách Lớp 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề