SGKVN

Hóa học 12 - BÀI 23: ÔN TẬP CHƯƠNG 6 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

BÀI 23: ÔN TẬP CHƯƠNG 6 - Hóa học 12. Xem chi tiết nội dung bài BÀI 23: ÔN TẬP CHƯƠNG 6 và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Hóa học 12 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

(Trang 106)

I. HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC

1. Cấu tạo và liên kết trong tinh thể kim loại

  • Nguyên tử kim loại thường có từ 1 đến 3 electron lớp ngoài cùng.
  • Trong tinh thể kim loại, các ion dương chiếm những nút của mạng tinh thể, các electron hoá trị chuyển động tự do trong toàn bộ mạng tinh thể.
  • Trong tinh thể kim loại, liên kết kim loại được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do với các ion dương kim loại ở các nút mạng.

2. Tính chất vật lí và tính chất hoá học của kim loại

  • Kim loại là chất rắn (trừ Hg), có tính dẻo (dễ rèn, dễ dát mỏng và dễ kéo sợi), tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim.
  • Kim loại có tính khử: Tác dụng với phi kim, nước, dung dịch acid, dung dịch muối.

3. Kim loại trong tự nhiên và phương pháp tách kim loại

  • Trong tự nhiên, hầu hết các kim loại tồn tại ở dạng hợp chất, chỉ một vài kim loại kém hoạt động như vàng, bạc, platinum,... được tìm thấy dưới dạng đơn chất.
  • Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử:

Mn+ + ne M

- Những kim loại hoạt động hoá học mạnh được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy các hợp chất của chúng.

- Những kim loại hoạt động trung bình, yếu thường được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện hoặc điện phân dung dịch muối của chúng hoặc thuỷ luyện.

4. Hợp kim

  • Vật liệu kim loại chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại khác hoặc phi kim.
  • Tính chất hoá học của hợp kim tương tự tính chất hoá học của kim loại thành phần.
  • Tính chất vật lí thường khác nhiều so với tính chất của các kim loại thành phần như độ cứng của hợp kim thường lớn hơn độ cứng của kim loại thành phần và độ dẻo thì kém hơn. Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim tuỳ thuộc vào thành phần và cấu tạo tinh thể của hợp kim.

5. Sự ăn mòn kim loại

  • Ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim dưới tác dụng của các chất trong môi trường.
  • Hai dạng ăn mòn kim loại là ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá.
  • Hai phương pháp bảo vệ kim loại là phương pháp điện hoá và phương pháp phủ bề mặt.

(Trang 107)

II. LUYỆN TẬP

Câu 1. Cho các phát biểu sau:

(1) Nguyên tử của các nguyên tố kim loại thường có từ 1 electron đến 3 electron ở lớp electron ngoài cùng.

(2) Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.

(3) Ở trạng thái rắn, đơn chất kim loại có cấu tạo tinh thể.

(4) Các kim loại đều có bán kính nguyên tử nhỏ hơn bán kính nguyên tử các phi kim thuộc cùng một chu kì.

(5) Liên kết kim loại được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do với các ion dương kim loại trong mạng tinh thể kim loại.

Các phát biểu đúng là

Α. (1), (2), (3), (5).

Β. (1), (2), (3), (4), (5).

C. (1), (2), (3).

D. (1), (3), (5).

Câu 2. Kim loại nào sau đây không phản ứng hoá học với dung dịch HCl loãng?

A. Đồng.

B. Calcium.

C. Magnesium.

D. Kẽm.

Câu 3. Trường hợp nào sau đây có xảy ra phản ứng hoá học?

A. Nhúng thanh Cu vào dung dịch NaCl.

B. Nhúng thanh Al vào dung dịch MgCl2.

C. Nhúng thanh Ag vào dung dịch FeSO4.

D. Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3.

Câu 4. Cho các phản ứng sau:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Cu + Fe2(SO4)3 → 2FeSO4 + CuSO4

Sự sắp xếp các cặp oxi hoá - khử nào sau đây đúng theo thứ tự tăng dần thế điện cực chuẩn?

A. Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+.

B. Fe3+/Fe2+; Cu2+/Cu; Fe2+/Fe.

C. Cu2+/Cu; Fe2+/Fe; Fe3+/Fe2+.

D. Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Fe2+/Fe.

Câu 5. Nhúng hai thanh kẽm giống nhau vào hai cốc (1) và (2) chứa 5 mL dung dịch HCI 1 M. Nhỏ thêm vào cốc (2) vài giọt dung dịch CuSO4 1 M. Hãy cho biết trong mỗi trường hợp trên xảy ra dạng ăn mòn nào? Giải thích.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Hóa học 12

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 12 - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 12 (Nâng Cao)

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12 (Nâng Cao)

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tin Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

gdtc-bong-da-1167

GDTC Bóng Đá

GDTC Bóng Đá 11

giao-duc-cong-dan-9-568

Giáo Dục Công Dân 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

hoa-hoc-10-3081

Hóa Học 10

Sách Lớp 10 Cánh Diều

cong-nghe-7-858

Công Nghệ 7

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

atlat-1362

Atlat

Atlat hay atlas là một tập hợp các bản đồ, thường là của Trái Đất hoặc một khu vực trên Trái Đất. Ngoài ra còn có atlas của các hành tinh trong hệ Mặt Trời.

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề