SGKVN

Vật lí - Bài 17: Khái niệm điện trường | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 17: Khái niệm điện trường - Vật lí. Xem chi tiết nội dung bài Bài 17: Khái niệm điện trường và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Vật lí | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

(Trang 65)

Hai quả cầu tích điện có tương tác với nhau

Hai quả cầu tích điện cùng dấu được treo bằng hai sợi dây mảnh không dẫn điện như hình bên. Tại sao chúng không tiếp xúc nhưng vẫn tương tác được với nhau?

I. KHÁI NIỆM ĐIỆN TRƯỜNG

Đặt điện tích q cách điện tích Q một khoảng r (Hình 17.1).

Có phải không khí đã truyền tương tác điện từ điện tích Q tới điện tích q hay không?

2. Vùng không gian bao quanh một nam châm có từ trường. Tương tự như vậy, vùng không gian bao quanh một điện tích có điện trường. Ta có thể phát hiện sự tồn tại của điện trường bằng cách nào?

Hình 17.1. Tương tác giữa hai điện tích

Hình 17.2. Tương tác giữa hai nam châm

– Xung quanh nam châm có từ trường, từ trường sẽ truyền tương tác từ nam châm này tới nam châm khác (Hình 17.2). Tương tự như nam châm, xung quanh điện tích có một điện trường, điện trường sẽ truyền tương tác giữa các điện tích.

– Điện trường được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại xung quanh điện tích và truyền tương tác giữa các điện tích.

Trong bài này ta chỉ xét điện trường của các điện tích đứng yên.

(Trang 66)

II. CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG

– Người ta sử dụng điện tích dương, có điện tích nhỏ, được gọi là điện tích thử, để phát hiện lực điện tác dụng lên nó, qua đó nhận biết được độ mạnh yếu của điện trường tại điểm ta xét. Đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của điện trường được gọi là cường độ điện trường.

– Theo công thức (16.2), độ lớn của lực điện F tỉ lệ với độ lớn của điện tích q. Tỉ số chính bằng độ lớn của lực điện tác dụng lên điện tích 1 C, do đó tỉ số này được lấy làm số đo cường độ điện trường tại điểm đặt điện tích thử q.

 

Hình 17.3. Điện trường tại N mạnh hơn điện trường tại M

Cường độ điện trường tại một điểm được đo bằng tỉ số giữa lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đó và độ lớn của điện tích đó.

(17.1)

– Trong hệ SI, đơn vị của cường độ điện trường là vôn trên mét (V/m).

– Vì lực là đại lượng vectơ, q là đại lượng vô hướng nên cường độ điện trường là đại lượng vectơ. Vectơ cường độ điện trường tại một điểm được xác định bằng tỉ số giữa vectơ lực điện  tác dụng lên một điện tích q đặt tại điểm đó và trị số của điện tích đó:

(17.2)

Hãy chứng tỏ rằng vectơ cường độ điện trường có:

– Phương trùng với phương của lực điện tác dụng lên điện tích.

– Chiều cùng với chiều của lực điện khi q> 0, ngược chiều với chiều của lực điện khi q<0.

– Độ lớn của vectơ cường độ điện trường bằng độ lớn của lực điện tác dụng lên điện tích 1 C đặt tại điểm ta xét.

Từ công thức (16.2), ta xác định được độ lớn cường độ điện trường do một điện tích điểm Q đặt trong chân không hoặc trong không khí gây ra tại một điểm cách nó một khoảng r có giá trị bằng:

(17.3)

Xét điện trường của điện tích sử dụng đoạn thẳng dài 1 cm để biểu diễn cho độ lớn của vectơ cường độ điện trường (V/m). Hãy tính và vẽ vectơ cường độ điện trường tại một điểm có khoảng cách đến Q là 2 cm và 3 cm.

(Trang 67)

Một điện tích điểm đặt trong chân không.

a) Xác định phương, chiều, độ lớn của cường độ điện trường do điện tích điểm Q gây ra tại những điểm cách nó một khoảng 1 cm, 2 cm, 3 cm.

b) Nhận xét về cường độ điện trường tại những điểm gần điện tích Q và tại những điểm cách xa điện tích Q.

c) Từ các nhận xét trên, em hãy mô tả cường độ điện trường do một điện tích điểm dương Q đặt trong chân không gây ra tại một điểm cách nó một khoảng r. Vẽ hình minh hoạ.

EM CÓ BIẾT

– Trong cơn dông, thường xuất hiện những đám mây tích điện do các hạt nước trong đó nhiễm điện, chúng tạo ra những vùng điện trường mạnh quanh các đám mây này. Khi các đám mây tích điện trái dấu tới gần nhau có thể xảy ra hiện tượng phóng điện mà ta gọi là sét.

– Hiện tượng phóng điện trên cũng có thể xảy ra giữa các đám mây và mặt đất.

Nếu trong không gian có hai điện tích điểm dương được đặt ở hai điểm B và C thì một điện tích thử q được đặt tại một điểm A như Hình 17.4 sẽ chịu lực điện như thế nào? Hãy mô tả bằng hình vẽ lực điện tổng hợp do và tác dụng lên điện tích thử q.

Hình 17.4. Các lực điện do tác dụng lên điện tích thử q tại điểm A

Muốn xác định vectơ cường độ điện trường của hệ điện tích tại điểm A bất kì, ta cũng có vectơ cường độ điện trường do gây ra tại điểm A, vectơ cường độ điện trường do gây ra tại điểm A,... Tổng các vectơ cường độ điện trường , ... theo quy tắc tổng hợp vectơ ta sẽ có vectơ cường độ điện trường tổng hợp của hệ điện tích gây ra tại điểm A. Vectơ cường độ điện trường tổng hợp chính bằng thương số của vectơ lực điện tổng hợp chia cho trị số của điện tích q:

Như vậy, cường độ điện trường của hệ điện tích điểm gây ra tại một điểm được tổng hợp từ cường độ điện trường theo công thức (17.2) hay (17.3) của mỗi điện tích điểm.

(Trang 68)

1. Đặt điện tích điểm tại điểm A và điện tích điểm  tại điểm B cách A một khoảng bằng 3 cm (Hình 17.5). Hãy xác định những điểm mà ở đó cường độ điện trường tại đó bằng 0.

Hình 17.5

2. Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 3 cm và AC = 4 cm. Tại điểm B ta đặt điện tích , tại điểm C ta đặt điện tích

a) Tính độ lớn của cường độ điện trường do mỗi điện tích trên gây ra tại A.

b) Tính cường độ điện trường tổng hợp tại A.

EM CÓ BIẾT

Trong thực tế, một quả cầu có điện tích phân bố đều trong toàn bộ thể tích hoặc phân bố đều trên mặt cầu thì điện trường bên ngoài quả cầu tương đương với điện trường của một điện tích điểm đặt tại tâm cầu và có điện tích bằng với điện tích của quả cầu. Ta thấy công thức vẫn được vận dụng để tìm cường độ điện trường trong trường hợp này. Do đó, trong các thí nghiệm đơn giản về điện trường, người ta thường sử dụng các quả cầu tích điện để thuận tiện trong đo đạc, nghiên cứu và tính toán.
Thực nghiệm cho thấy, ngay sát bề mặt của Trái Đất luôn có một điện trường có phương thẳng đứng, hướng từ trên xuống dưới và cường độ vào khoảng từ 100 V/m đến 200 V/m. Các hạt bụi mịn lơ lửng trong không khí được phân loại dựa vào kích thước của chúng như pm1, pm2.5, pm10,... con số đứng sau chữ pm chỉ đường kính tối đa của hạt bụi tính theo đơn vị pm. Ví dụ pm2.5 là hạt bụi mịn có đường kính tối đa bằng 2,5 μm. Những hạt bụi mịn này thường tích điện dương nên không thể bay lên cao và phân tán đi xa được. Đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn.

Một hạt bụi mịn loại pm25 có điện tích bằng lơ lửng trong không khí ở nơi có điện trường của Trái Đất bằng 120 V/m. Bỏ qua trọng lực, tính lực điện của Trái Đất tác dụng lên hạt bụi mịn và từ đó giải thích lí do hạt bụi loại này thường lơ lửng trong không khí.

(Trang 69)

III. ĐIỆN PHỔ

Cho vào bể chứa dầu một ít hạt mịn, cách điện (mạt cưa chẳng hạn) rồi khuấy đều để các hạt lơ lửng trong dầu. Đặt một hoặc hai quả cầu kim loại tích điện trong bể chứa dầu, ta thấy các hạt cách điện sẽ nằm dọc theo các đường nhất định (Hình 17.6). Hình ảnh các đường như vậy được gọi là điện phổ.

a) Điện phổ xung quanh một điện tích

b) Điện phổ xung quanh hai điện tích cùng dấu

c) Điện phổ xung quanh hai điện tích trái dấu

Hình 17.6. Ảnh chụp điện phổ

Để mô tả điện trường, người ta có thể dùng hình vẽ các đường sức điện (Hình 17.7). Đường sức điện là các đường được vẽ trong điện trường sao cho hướng của vectơ cường độ điện trường tại mỗi điểm trên đường sức điện trùng với hướng của vectơ tiếp tuyến của đường sức điện tại điểm đó.

Mật độ đường sức điện được vẽ theo quy ước sau: một diện tích nhất định đặt vuông góc với cường điện trường tại điểm ta xét có số đường sức điện đi qua tỉ lệ với độ lớn của cường độ điện trường tại điểm đó.

a) Các đường sức điện của điện trường xung quanh một điện tích dương

b) Hệ các đường sức điện của điện trường xung quanh hai điện tích dương đặt gần nhau

c) Hệ các đường sức điện của điện trường xung quanh hai điện tích trái dấu  đặt gần nhau

Hình 17.7. Các đường sức điện

1. Em hãy quan sát Hình 17.6 và đưa ra nhận xét về đặc điểm của điện phổ:

a) Ở những vùng có điện trường mạnh hơn tức là ở gần điện tích hơn.

b) Ở những vùng có điện trường yếu hơn, tức là ở xa điện tích hơn.

c) Ở điện trường xung quanh một điện tích và điện trường xung quanh nhiều điện tích.

2. Quan sát Hình 17.7 và các nhận xét trên, em hãy vẽ các đường sức điện của một điện tích âm; các đường sức điện của điện trường xung quanh hai điện tích âm đặt gần nhau.

(Trang 70)

EM ĐÃ HỌC

• Điện trường được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại quanh điện tích và truyền tương tác giữa các điện tích.

• Vectơ cường độ điện trường tại một điểm được xác định bằng tỉ số giữa vectơ lực điện  tác dụng lên một điện tích q đặt tại điểm đó và giá trị của điện tích đó:

• Độ lớn của cường độ điện trường do một điện tích điểm Q đặt trong chân không hoặc trong không khí gây ra tại một điểm cách nó một khoảng r có giá trị bằng: 

• Đường sức điện là đường được vẽ trong điện trường sao cho hướng của vectơ cường độ điện trường tại mỗi điểm trên đường sức điện trùng với hướng của vectơ tiếp tuyến của đường sức điện tại điểm đó.

• Mật độ đường sức điện được vẽ theo quy ước sau: một điện tích nhất định đặt vuông góc với vectơ cường độ điện trường tại điểm ta xét có số đường sức điện đi qua tỉ lệ với độ lớn của cường độ điện trường tại điểm đó.

• Đường sức điện xuất phát ở điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.

EM CÓ THỂ

• Xác định được phương, chiều, độ lớn của vectơ cường độ điện trường tại một điểm bất kì trong điện trường.

• Tính được độ lớn cường độ điện trường và mô tả được vectơ cường độ điện trường do một điện tích điểm gây ra tại một điểm trong không gian.

• Vẽ được hệ các đường sức điện trong trường hợp một điện tích hoặc hệ hai điện tích.

• Vận dụng được công thức
để tính toán và mô tả điện trường xung quanh hệ nhiều điện tích, vật tích điện hình cầu,...

• Dùng hình ảnh điện phổ để qua đó giải thích được ngay sát bề mặt của Trái Đất có điện trường theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Vật lí

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 11 - Tập Một

Ngữ Văn Lớp 11 (Tập 1) Chương Trình Cơ Bản

Công Nghệ 11

Công nghệ 11 - NXB Giáo Dục

Địa Lí 11

Địa Lí 11 - NXB Giáo dục

Địa Lí 11 (Nâng Cao)

Địa Lí 11 Nâng cao - NXB Giáo dục

Lịch Sử 11

Lịch sử 11 - NXB Giáo Dục

Sinh Học 11

Sinh học 11 - NXB Giáo dục

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

Giải bài tập Toán lớp 11 - Tập 1

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Sinh học 11

Giải bài tập Sinh học 11

Gợi ý cho bạn

ngu-van-11-nang-cao-tap-mot-1151

Ngữ Văn 11 (Nâng Cao) - Tập Một

Ngữ Văn Lớp 11 (Tập 1) Chương Trình Nâng Cao

giao-duc-the-chat-2-1006

Giáo Dục Thể Chất 2

Sách Lớp 2 Chân Trời Sáng Tạo

vo-bai-tap-hoat-dong-trai-nghiem-1-27

Vở bài tập HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 1

Sách Lớp 1 Chân Trời Sáng Tạo

bai-giai-sinh-hoc-12-770

Bài giải SINH HỌC 12

SGK Lớp 12 NXB Giáo Dục

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề