SGKVN

Vật Lí 10 - Bài 34: Khối Lượng Riêng. Áp Suất Chất Lỏng | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 34: Khối Lượng Riêng. Áp Suất Chất Lỏng - Vật Lí 10. Xem chi tiết nội dung bài Bài 34: Khối Lượng Riêng. Áp Suất Chất Lỏng và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Vật Lí 10 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Trang 131

Khởi động

Khối lượng riêng của một chất lỏng và áp suất của chất lỏng có mối quan hệ như thế nào?

I. KHỐI LƯỢNG RIÊNG

Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó:

(34.1)

Đơn vị của khối lượng riêng trong hệ SI là kg/m (kg/m). Người ta cũng dùng đơn vị khối lượng riêng là g/cm (g.cm).

1 g/cm = 1000 kg/m

Bảng 34.1. Khối lượng riêng của một số chất ở điều kiện bình thường về nhiệt độ và áp suất

  Chất rắn    p (kg/m)   Chất lỏng   p (kg/m)   Chất khí    p (kg/m)
      Chì    11 300  Thuỷ ngân    13 500   Carbonic      1,98
    Đồng     8 900      Nước      999    Oxygen      1,43
    Thép     7 800      Xăng      700  Hydrogen      0,09

Câu hỏi

1. Tại sao khối lượng riêng của một chất lại phụ thuộc vào nhiệt độ?

2. Một hợp kim đồng và bạc có khối lượng riêng là 10,3 g/cm. Tính khối lượng của bạc và đồng có trong 100 g hợp kim. Biết khối lượng riêng của đồng là 8,9 g/cm, của bạc là 10,4g/cm.

Bảng 34.2. Khối lượng của nước ở các nhiệt độ khác nhau

   Nhiệt độ    p (kg/m)
       20°C
       40°C
       60°C
       80°C
       999
       992
       983
       972

II. ÁP LỰC VÀ ÁP SUẤT

1. Áp lực

a) Khái niệm áp lực

Một cuốn sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang chịu tác dụng của hai lực cân bằng là lực hút của Trái Đất và lực đẩy của mặt bàn (Hình 34.1a).

Do mặt bàn tác dụng lên cuốn sách lực có phương thẳng đứng, chiều hướng lên trên và có độ lớn bằng trọng lượng P của cuốn sách, nên theo định luật 3 Newton: cuốn sách tác dụng lên mặt bàn lực có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống dưới và có độ lớn bằng . Lực ép lên mặt bàn theo phương vuông góc với mặt bàn, được gọi là áp lực (Hình 34.1 b).

Hình 34.1

__________________________________________

Kí hiệu p đọc là "rô".

Trang 132

b) Áp lực phụ thuộc những yếu tố nào?

Câu hỏi

Hãy dựa vào thí nghiệm vẽ ở Hình 34.2, cho biết độ lớn của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào và phụ thuộc như thế nào.

Độ lún của cát

Hình 34.2

2. Áp suất

Do tác dụng của áp lực lên mặt bị ép càng mạnh khi cường độ của áp lực càng lớn và diện tích mặt bị ép càng nhỏ, nên để đặc trưng cho tác dụng của áp lực người ta dùng khái niệm áp suất, có độ lớn bằng áp lực chia cho diện tích bị ép.

(34.2)
Đơn vị của áp suất là N/m, có tên gọi là paxcan (Pa):

1 Pa = 1 N/m

Câu hỏi

1. Trong Hình 34.3, lực nào sau đây là lực đàn hồi, lực ma sát, áp lực?

a) Lực của chân em bé tác dụng lên sàn nhà.

b) Lực của tay em bé kéo hộp đồ chơi.

c) Lực của hộp đồ chơi tác dụng lên sàn nhà.

Hình 34.3

2. Chứng minh rằng áp lực của cuốn sách tác dụng lên mặt bàn nằm nghiêng một góc α (Hình 34.4) có độ lớn là:

Hình 34.4

1. Tại sao xe tăng nặng hơn ô tô nhiều lần lại có thể chạy bình thường trên đất bùn (Hình 34.5a), còn ô tô bị lún bánh và sa lầy trên chính quãng đường này (Hình 34.5b)?

2. Trong hai chiếc xẻng vẽ ở Hình 34.6, xẻng nào dùng để xén đất tốt hơn, xẻng nào dùng để xúc đất tốt hơn? Tại sao?

3. Một người nặng 50 kg đứng trên mặt đất nằm ngang. Biết diện tích tiếp xúc của mỗi bàn chân với đất là 0,015 m. Tính áp suất người đó tác dụng lên mặt đất khi:

a) Đứng cả hai chân.

b) Đứng một chân.

Hình 34.5

Hình 34.6

Bảng 34.3. Độ lớn của một số áp suất

Áp suất tại một số vị trí     p (Pa) 
Áp suất ở tâm Trái Đất     4.10
Áp suất của nước ở đáy biển sâu nhất   1,1.10
Áp suất của không khí trong lốp ô tô    4.10
Áp suất khí quyển ở độ cao của mặt nước biển.    1.10


Trang 133

III. ÁP SUẤT CỦA CHẤT LỎNG

1. Sự tồn tại áp suất của chất lỏng

Khi đặt vật rắn lên mặt bàn thì vật rắn tác dụng lên mặt bàn áp suất theo phương vuông góc với mặt bàn. Khi nhấn chìm một vật vào trong nước thì nước có gây áp suất lên vật không? Nếu có thì áp suất này có giống áp suất của vật rắn không?

Ai lặn xuống nước cũng dễ cảm thấy áp suất của nước tác dụng lên cơ thể mình, càng lặn sâu thì áp suất càng mạnh. Tuy nhiên, áp suất này có phải chỉ tác dụng theo một phương như áp suất của vật rắn không?

Hoạt động

Hãy dựa vào thí nghiệm với một bình cầu có các lỗ nhỏ ở thành bình trong các Hình 34.7a và 34.7b để nói về sự tồn tại áp suất của chất lỏng và đặc điểm của áp suất này so với áp suất của vật rắn.

Hình 34.7

2. Công thức tính áp suất của chất lỏng

Có thể xác định được công thức tính áp suất của chất lỏng dựa trên bài toán sau đây:

Câu hỏi

Một khối chất lỏng đứng yên có khối lượng riêng ρ, hình trụ diện tích đáy S, chiều cao h (Hình 34.8). Hãy dùng công thức tính áp suất ở trên để chứng minh rằng áp suất của khối chất lỏng trên tác dụng lên đáy bình có độ lớn là p = ρ.g.h

Trong đó:

p là áp suất của chất lỏng tác dụng lên đáy bình;

ρ là khối lượng riêng của chất lỏng;

g là gia tốc trọng trường;

h là chiều cao của cột chất lỏng, cũng là độ sâu của chất lỏng so với mặt thoáng.

Hình 34.8

Trên mặt thoáng của chất lỏng, còn có áp suất khí quyển . Áp suất này được chất lỏng truyền nguyên vẹn xuống đáy bình. Do đó, đáy bình chịu áp suất p = + ρ.g.h

Chất lỏng truyền áp suất theo mọi hướng nên áp suất mà ta tính được ở trên cũng là áp suất của chất lỏng tác dụng lên các điểm ở thành bình có khoảng cách tới mặt thoáng chất lỏng là h.

Trang 134

Câu hỏi

Một khối hình lập phương có cạnh 0,30 m, khối lập phương chìm trong nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1.000 kg/m. Tính áp suất của nước tác dụng lên mặt dưới của khối lập phương và xác định phương, chiều, cường độ của lực gây ra bởi áp suất này.

Sợi dây

Ống thuỷ tinh

Đĩa nhựa tròn

Hình 34.9. Thí nghiệm nghiệm lại công thức tính áp suất

Hoạt động

Hãy tìm cách dựa vào các dụng cụ thí nghiệm vẽ ở Hình 34.9 để nghiệm lại công thức tính áp suất của chất lỏng: p = p-g.h.

Câu hỏi

1. Tính độ chênh lệch áp suất của nước giữa 2 điểm thuộc 2 mặt phẳng nằm ngang cách nhau 20 cm.

2. Hãy dùng phương trình cơ bản của chất lưu đứng yên để chứng minh rằng áp suất ở các điểm nằm trên cùng mặt phẳng nằm ngang trong chất lỏng thì bằng nhau.

3. Hãy dùng phương trình cơ bản của chất lưu đứng yên để chứng minh định luật Archimedes đã học ở lớp 8 cho trường hợp vật hình hộp chữ nhật có chiều cao h, làm bằng vật liệu có khối lượng riêng ρ.

3. Phương trình cơ bản của chất lưu đứng yên

Có thể dễ dàng tính được độ chênh lệch về áp suất của chất lưu giữa 2 điểm M và N có độ sâu so với mặt thoáng của chất lưu đứng yên (Hình 34.10).

nên

hay Δp = ρ.g.Δh (34.3)

Phương trình trên được gọi là phương trình cơ bản của chất lưu đứng yên.

Hình 34.10

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Hãy dùng các dụng cụ sau đây:

- Một lực kế.

- Một quả nặng hình trụ có móc treo.

- Một bình chia độ đựng nước.

Thiết kế phương án thí nghiệm minh hoạ cho phương trình cơ bản của chất lưu đứng yên.

Trang 135

EM CÓ BIẾT?

Phương trình cơ bản của thuỷ tĩnh học cho thấy sự chênh lệch của áp suất chất lỏng không phụ thuộc vào thể tích chất lỏng (tức lượng chất lỏng) mà chỉ phụ thuộc vào sự chênh lệch về độ sâu. Sự chênh lệch về áp suất với cùng một độ lớn trong một ống nước rất nhỏ, cũng giống như trong một hồ nước rộng, trong một đại dương.

Chỉ cần đổ khoảng 1 lít nước vào đầy một ống thuỷ tỉnh cao khoảng 10 m là đủ để gây ra áp suất làm vỡ toang thùng gỗ đựng đầy nước ở dưới (Hình 34.11).

Hình 34.11 Thí nghiệm làm vỡ thùng gỗ tô-nô của Pascal

EM ĐÃ HỌC

Công thức tính khối lượng riêng: . Đơn vị khối lượng riêng: kg/m; g/cm (1g/cm = 1 000kg/m).

• Công thức tính áp suất: , trong đó là áp lực vuông góc với mặt bị ép, S là diện tích  mặt bị ép. Đơn vị của áp suất là Pa: 1 Pa = 1 N/m.

• Công thức tính áp suất của chất lỏng: , trong đó: ρ là khối lượng riêng của chất lỏng, g là gia tốc trọng trường, h là độ sâu của chất lỏng.

• Phương trình cơ bản của chất lưu đứng yên: Δp = ρ.g.Δh.

EM CÓ THỂ

Giải thích được vì sao người thợ lặn muốn lặn sâu dưới biển phải được trang bị thiết bị lặn chuyên dụng.

 

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Vật Lí 10

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 10 - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 1.

Ngữ Văn 10 - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 2. Tổng 35 tuần.

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 1. Tổng 18 tuần

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 2. Tổng 35 tuần.

Đại Số 10

Sách Toán Đại Số Lớp 10 (Thường/Cơ bản). Tổng 6 chương và 30 bài.

Đại Số 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Đại Số Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 6 chương, 34 bài.

Hình Học 10

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 3 chương, 10 bài.

Hình Học 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Nâng Cao). Tổng 3 chươn, 20 bài.

Hoá Học 10

Sách Hoá Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài.

Hoá Học 10 (Nâng Cao)

Sách Hoá Học Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 7 chương, 53 bài.

Vật Lí 10

Sách Vật Lí Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài

Vật Lí 10 (Nâng Cao)

Sách Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 8 chương, 60 bài.

Gợi ý cho bạn

am-nhac-3-291

Âm Nhạc 3

Sách Lớp 3 Cánh Diều

sach-bai-tap-tieng-anh-1-740

SÁCH BÀI TẬP Tiếng Anh 1

Môn học lớp 1 - NXB Cánh Diều

chuyen-de-hoc-tap-hoa-hoc-11-3694

Chuyên đề học tập Hóa học 11

Sách Chuyên đề học tập Hóa học 11 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống - Tập trung chuyên sâu các chuyên đề cốt lõi của hóa học, minh họa rõ ràng bằng ứng dụng thực tiễn.

am-nhac-1161

Âm Nhạc

Âm Nhạc lớp 11

tieng-viet-3-tap-mot-1072

Tiếng Việt 3 - Tập Một

Sách Lớp 3 Kết Nối Tri Thức

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề