SGKVN

Vật Lí 10 - Bài 2: Các Quy Tắc An Toàn Trong Phòng Thực Hành Vật Lí | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 2: Các Quy Tắc An Toàn Trong Phòng Thực Hành Vật Lí - Vật Lí 10. Xem chi tiết nội dung bài Bài 2: Các Quy Tắc An Toàn Trong Phòng Thực Hành Vật Lí và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Vật Lí 10 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Trang 12

Khởi động

Khi làm thí nghiệm cần đảm bảo người làm thí nghiệm không gặp nguy hiểm, đồ dùng, thiết bị không bị hư hỏng, cháy nổ. Làm thế nào để đảm bảo an toàn trong khi tiến hành thí nghiệm?

I. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM

1. Sử dụng các thiết bị điện

Trong số các thí nghiệm vật lí phổ thông thì các thiết bị sử dụng điện có nguy cơ mất an toàn cao nhất. Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.

a) Máy biến áp (máy biến thể)

b) Bộ chuyển đổi điện áp

Hình 2.1. Hai loại thiết bị cung cấp nguồn điện

Hoạt động: Hãy quan sát hai thiết bị chuyển đổi điện áp, tham khảo kí hiệu ở Bảng 2.1 và thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:

1. Chức năng của hai thiết bị là gì? Giống và khác nhau như thế nào?

2. Bộ chuyển đổi điện áp (Hình 2.1b) sử dụng hiệu điện thế vào bao nhiêu?

3. Các hiệu điện thế đầu ra như thế nào?

4. Những nguy cơ nào có thể gây mất an toàn hoặc hỏng các thiết bị khi sử dụng thiết bị chuyển đổi điện áp này?

Trang 13

Bảng 2.1. Một số kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm

Kí hiệu Mô tả Kí hiệu Mô tả
DC hoặc dấu - Dòng điện một chiều "+" hoặc màu đỏ Cực dương
AC hoặc dấu ~ Dòng điện xoay chiều "-" hoặc màu xanh Cực âm
Input (I) Đầu vào Dụng cụ đặt đứng
Output Đầu ra Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp
Bình khí nén áp suất cao Dụng cụ dễ vỡ
Cảnh báo tia laser Không được phép bỏ vào thùng rác
Nhiệt độ cao Lưu ý cẩn thận
Từ trường    


2. Sử dụng các thiết bị nhiệt và thuỷ tinh

Các thiết bị đun nóng có thể gây bỏng với người sử dụng, gây nứt, vỡ các bộ phận làm bằng thuỷ tinh.

Hoạt động: Quan sát thiết bị thí nghiệm về nhiệt học ở Hình 2.2 và cho biết: đặc điểm của các dụng cụ thí nghiệm trong khi tiến hành thí nghiệm để đảm bảo an toàn cần chú ý đến điều gì?

- Nhiệt kế

- Bình thuỷ tinh chịu nhiệt

- Đèn cồn

Hình 2.2. Thí nghiệm đo nhiệt độ sôi của nước

3. Sử dụng các thiết bị quang học

Các thiết bị quang học rất dễ mốc, xước, nứt, vỡ và dính bụi bẩn, làm ảnh hưởng đến đường truyền tia sáng và sai lệch kết quả thí nghiệm.

Hoạt động: Quan sát thiết bị thí nghiệm quang hình (Hình 2.3) và cho biết: đặc điểm của các dụng cụ thí nghiệm khi sử dụng và bảo quản thiết bị cần chú ý đến điều gì?

Đèn

Thấu kính

Màn ảnh

Gương phẳng

Hình 2.3. Bộ thí nghiệm quang hình

Trang 14

II. NGUY CƠ MẤT AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM VẬT LÍ

1. Nguy cơ gây nguy hiểm cho người sử dụng

Việc thực hiện sai thao tác sử dụng các thiết bị có thể dẫn đến nguy hiểm cho người sử dụng. Vì vậy, khi tiến hành thí nghiệm cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong phòng thực hành và hướng dẫn của giáo viên.

Hoạt động: Em hãy quan sát một số hình ảnh về thao tác sử dụng các thiết bị thí nghiệm trong Hình 2.4 và dự đoán xem có những nguy cơ nào có thể gây nguy hiểm trong phòng thực hành vật lí.

Kể thêm những thao tác sử dụng thiết bị thí nghiệm khác có thể gây nguy hiểm trong phòng thực hành.

a) Cắm phích điện vào ổ

b) Rút phích điện

c) Dây điện bị sờn

d) Chiếu tia laser

e) Đun nước trên đèn cồn

Hình 2.4. Một số thao tác có thể gây mất an toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm

2. Nguy cơ hỏng thiết bị đo điện

Khi sử dụng các thiết bị đo điện cần chọn đúng thang đo, không nhầm lẫn khi thao tác để đảm bảo an toàn cho thiết bị đo.

Câu hỏi

1. Giới hạn đo của ampe kế ở Hình 2.5 là bao nhiêu?

2. Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt quá giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ gì?

Hình 2.5. Ampe kế

Khi sử dụng đồng hồ đo điện đa năng (thiết bị đo điện với các chức năng chính là đo điện trở, đo hiệu điện thể và đo dòng điện AC, DC), cần lưu ý:

– Chọn chức năng và thang đo phù hợp.

– Cắm dây đo vào chốt cắm phù hợp với chức năng đo.

Trang 15

Hình 2.6. Đồng hồ đo điện đa năng kim khung quay a) và đồng hồ đo điện đa năng hiện số b)

Những điều cần lưu ý: Điều chỉnh vị trí của kim đo, chọn thang đo và cắm các dây đo trên đồng hồ đa năng (Hình 2.6) để đo hiệu điện thế, cường độ dòng điện và điện trở như thế nào?

Khi phòng thực hành có đám cháy, cần ngắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy. Một số lưu ý:

– Ngắt toàn bộ hệ thống điện. Đưa toàn bộ các hoá chất, các chất dễ cháy ra khu vực an toàn.

– Không được sử dụng nước dập đám cháy nơi có các thiết bị điện, đám cháy hydrocacbon hoặc các chất lỏng có tỉ trọng nhẹ hơn nước như dầu, cồn,..

– Không được sử dụng CO, để dập tắt đám cháy quần áo trên người hoặc cháy kim loại kiềm như magnesium, các chất cháy có khả năng tách oxygen nhur peroxide, chlorate, potassium nitrate,...

3. Nguy cơ cháy nổ trong phòng thực hành

Khi tiến hành thí nghiệm với các thiết bị điện và những hoá chất, chất dễ cháy nổ trong phòng thực hành cần tuân với quy an toàn, nhất là những quy tắc an toàn về phòng cháy
chữa cháy và an toàn khi sử dụng hoá chất dễ cháy, nổ.

Hoạt động: Em hãy quan sát một số hình ảnh về các thí nghiệm trong Hình 2.7 và dự đoán có những nguy cơ cháy nổ nào có thể xảy ra trong phòng thực hành.

a) Để các kẹp điện gần nhau

b) Để chất dễ chảy gần thí nghiệm mạch điện

c) Không đeo găng tay cao su chịu nhiệt khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao

Hình 2.7. Một số tình huống thực hiện thí nghiệm trong phỏng thực hành

Trang 16

III. QUY TẮC AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH

– Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị và quan sát các chỉ dẫn, các kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm.

– Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng.

– Chỉ tiến hành thí nghiệm khi được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn thí nghiệm.

– Tất công tắc nguồn thiết bị điện trước khi cắm hoặc tháo thiết bị điện.

– Chỉ cắm phích / giắc cắm của thiết bị điện vào ổ cắm khi hiệu điện thế của nguồn điện tương ứng với hiệu điện thế định mức của dụng cụ.

– Phải bố trí dây điện gọn gàng, không bị vướng khi qua lại.

– Không tiếp xúc trực tiếp với các vật và các thiết bị thí nghiệm có nhiệt độ cao khi không có dụng cụ bảo hộ.

– Không để nước cũng như các dung dịch dẫn điện, dung dịch dễ cháy gần thiết bị điện.

– Giữ khoảng cách an toàn khi tiến hành thí nghiệm nung nóng các vật, thí nghiệm có các vật bắn ra, tia laser.

– Phải vệ sinh, sắp xếp gọn gàng các thiết bị và dụng cụ thí nghiệm, bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định sau khi tiến hành thí nghiệm.

Chất độc sức khoá

Chất độc môi trường

Nơi nguy hiểm về điện

Lối thoát hiểm

Chất để cháy

Chất ăn mòn

Nơi cấm lửa

Nơi có chất phóng xạ 

Hình 2.8. Các biển báo trong phòng thí nghiệm

Những điều cần lưu ý: Khi phát hiện người bị điện giật cần nhanh chóng ngắt nguồn điện hoặc sử dụng vật cách điện để tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện.

EM ĐÃ HỌC

• Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị trong phỏng thực hành, cần đọc kĩ hướng dẫn và các kí hiệu trên thiết bị.

• Thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn trong phòng thực hành.

EM CÓ THỂ

Giải thích được vì sao:

1. Khi sử dụng thiết bị đo điện, phải luôn đặt ở thang đo phù hợp.

2. Khi sử dụng máy biến áp phải đặt nút điều chỉnh điện áp ở mức thấp nhất rồi tăng dần lên

EM CÓ BIẾT?

1. Sốc điện (hay điện giật): Sốc điện xảy ra khi dòng điện chạy qua người, có thể gây ra tổn thương các bộ phận của cơ thể hoặc tử vong.

2. Khi có hoả hoạn cần bình tĩnh, sử dụng các biện pháp dập tắt ngọn lửa theo hướng dẫn của phòng thực hành.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Vật Lí 10

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 10 - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 1.

Ngữ Văn 10 - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 2. Tổng 35 tuần.

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 1. Tổng 18 tuần

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 2. Tổng 35 tuần.

Đại Số 10

Sách Toán Đại Số Lớp 10 (Thường/Cơ bản). Tổng 6 chương và 30 bài.

Đại Số 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Đại Số Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 6 chương, 34 bài.

Hình Học 10

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 3 chương, 10 bài.

Hình Học 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Nâng Cao). Tổng 3 chươn, 20 bài.

Hoá Học 10

Sách Hoá Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài.

Hoá Học 10 (Nâng Cao)

Sách Hoá Học Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 7 chương, 53 bài.

Vật Lí 10

Sách Vật Lí Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài

Vật Lí 10 (Nâng Cao)

Sách Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 8 chương, 60 bài.

Gợi ý cho bạn

am-nhac-12-3358

Âm Nhạc 12

Sách Lớp 12 Kết Nối Tri Thức

hinh-hoc-11-nang-cao-1156

Hình Học 11 (Nâng Cao)

Toán Hình Học Lớp 11 Chương Trình Nâng Cao

cong-nghe-12-cong-nghe-dien-dien-tu-3453

Công Nghệ 12 (Công Nghệ Điện - Điện Tử)

Sách giáo khoa Công nghệ 12 với chủ đề "Công nghệ Điện - Điện tử” mở ra những hướng đi mới, giúp các em tiếp tục niềm đam mê học tập trong lĩnh vực công nghệ, kĩ thuật nói chung và lĩnh vực công nghệ Điện - Điện tử nói riêng.

mi-thuat-4-1089

Mĩ Thuật 4

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

vo-bai-tap-tieng-viet-2-tap-hai-1034

Vở bài tập TIẾNG VIỆT 2 - Tập Hai

Sách Lớp 2 Kết Nối Tri Thức

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề