SGKVN

Vật Lí 10 - Bài 22: Thực Hành: Tổng Hợp Lực | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 22: Thực Hành: Tổng Hợp Lực - Vật Lí 10. Xem chi tiết nội dung bài Bài 22: Thực Hành: Tổng Hợp Lực và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Vật Lí 10 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Trang 86

Khởi động

Hai lực tác dụng lên một vật. Làm thế nào xác định hợp lực của hai lực này bằng dụng cụ thí nghiệm?

I. TỔNG HỢP HAI LỰC ĐỒNG QUY

1. Dụng cụ thí nghiệm (Hình 22.1)

Hình 22.1. Bộ thí nghiệm tổng hợp hai lực đồng

- Bảng thép (1).

- Hai lực kế ống 5 N, có đẾ nam châm (2).

- Thước đo góc có độ chia nhỏ nhất 1° được in trên tấm mica trong suốt (3).

- Một đế nam châm có móc để buộc dây cao su (4).

- Dây chỉ bền và một dây cao su (5).

- Giá đỡ có trục Φ10 mm, cắm lên để ba chân (6).

- Bút dùng để đánh dấu.

2. Thiết kế phương án thí nghiệm

Xác định lực tổng hợp của hai học đồng quy.

Câu hỏi

Gắn để nam châm lên bảng thép, móc sợi dây cao su vào để nam châm, đặt hai lực kế lên bảng thép và móc hai lực kế vào đầu còn lại của dây cao su. Dịch chuyển hai lực kế để kéo sợi dây cao su làm dây dãn ra một khoảng và thảo luận:

1. Làm thế nào để hai lực  đồng quy?

2. Làm thế nào thay thế tác dụng của hai lực bằng một lực mà dây cao su vẫn dãn một đoạn và hướng như ban đầu?

3. Làm thế nào xác định lực tổng hợp của hai lực ?

3. Tiến hành thí nghiệm

A – Xác định hai lực thành phần ,

1. Đặt bảng thép lên giá đỡ. Gắn để nam châm có móc buộc sợi dây cao su vào móc. Buộc sợi dây chỉ vào dây cao su. Móc hai lực kế vào đầu còn lại của sợi chỉ và gắn hai lực kế lên bảng.

Trang 87

2. Gắn thước đo góc lên bảng bằng nam châm (Hình 22.2a).

3. Di chuyển hai lực kế sao cho dây cao su và các đoạn dây chỉ song song với mặt phẳng và tâm 0 của thước trùng với giao điểm của sợi dây và dây cao su.

4. Đánh dấu lên bảng sắt điểm của đầu dây cao su, phương của hai lực do hai lực kế tác dụng vào dây.

5. Ghi các số liệu , từ số chỉ của hai lực kế và góc ở giữa hai lực vào Bảng 22.1.

6. Lặp lại các bước thí nghiệm 3, 4, 5 hai lần nữa. Ghi số liệu vào Bảng 22.1.

B – Xác định lực tổng hợp của hai lực , bằng thí nghiệm

7. Tháo một lực kế và bố trí thí nghiệm như Hình 22.2b.

8. Di chuyển lực kế sao cho đầu dây cao su trùng điểm A. đã đánh dấu và ghi giá trị của lực F vào Bảng 22.1.

9. Lặp lại bước 8 hai lần nữa.

Hình 22.2. Thí nghiệm tổng hợp hai lực đồng quy

C - Xác định lực tổng hợp theo lí thuyết

10. Tính giá trị của , theo định lí hàm số cosin và ghi vào Bảng 22.1.

4. Kết quả thí nghiệm

Bảng 22.1. Tổng hợp hai lực đồng quy

Lần (N) (N) Góc α (N) (N)
1          
2          
3          


Xử lí kết quả thí nghiệm

Tính giá trị trung bình và sai số:

= ...; = ...; = ...;  = ...

Hoạt động

Nhận xét và đánh giá kết quả thí nghiệm

1. So sánh các kết quả hợp lực thu được bằng lí thuyết và bằng thí nghiệm, rút ra kết luận.

2. Em có thể đề xuất một phương án thí nghiệm khác để tiến hành thí nghiệm tổng hợp hai lực đồng quy.

Chú ý: Khi di chuyển lực kế luôn đảm bảo các đoạn sợi dây và dây cao su luôn nằm trên cùng mặt phẳng.

Trang 88

II. TỔNG HỢP HAI LỰC SONG SONG

1. Dụng cụ thí nghiệm (Hình 22.3)

Hình 22.3. Bộ thí nghiệm tổng hợp hai lực song song cùng chiều

- Bảng thép (1).

- Hai lò xo xoắn chịu được lực kéo tối đa là 5 N, dài khoảng 60 mm (2).

- Thanh treo nhẹ, cứng, dài 400 mm. Trên thanh có gắn thước và ba con trượt có gắn móc treo (3).

- Các quả nặng có khối lượng bằng nhau 50 g (4).

- Hai đế nam châm để gắn lò xo (5).

- Giá đỡ có trục 10 mm, cắm lên để ba chân (6).

- Bút dùng để đánh dấu.

2. Thiết kế phương án thí nghiệm

1. Xác định lực tổng hợp của hai lực mà giá của các lực đó song song.

Hoạt động

Gắn hai đế nam châm lên bảng thép, treo thanh kim loại lên hai để nam châm bằng hai lò xo, treo các quả nặng vào hai đầu thanh, làm lò xo dãn ra một khoảng và thảo luận:

1. Làm thế nào thay thế hai lực bằng một lực mà thanh vẫn ở vị trí như khi chịu tác dụng của hai lực ?

2. Làm thế nào để hai lực song song.

3. Làm thế nào xác định lực tổng hợp của hai lực , .

3. Tiến hành thí nghiệm

1. Gắn hai để nam chấm lên bảng thép, sau đó treo thanh kim loại lên hai đế nam châm bằng hai lò xo.

2. Treo các quả nặng vào hai con trượt có gần móc treo lên thanh kim loại.

3. Dùng bút dạ đánh dấu vị trí thanh và vị trí A, B lên bảng thép. Ghi lại giá trị trọng lượng và độ dài AB vào Bảng 22.2.

4. Tháo các quả nặng và móc tất cả quả nặng đã dùng vào một móc treo trên thanh kim loại.

5. Điều chỉnh con trượt sao cho vị trí của thanh kim loại trùng với vị trí ban đầu đã được đánh dấu.

6. Ghi các giá trị F tương ứng với trọng lượng các quả nặng vào Bảng 22.2.

7. Đo và ghi giá trị độ dài từ điểm O treo các quả nặng tới A vào Bảng 22.2.

8. Lặp lại các bước thí nghiệm 2,3,4,5, 6, 7 thêm hai lần nữa.

9. Tính giá trị  theo lí thuyết bằng công thức

và điền vào Bảng 22.2.

Hình 22.4. Thí nghiệm tổng hợp hai lựcc song song

Trang 89

Chú ý:

- Nên chọn số quả nặng hai bên không như nhau.

- Vị trí A và B nên chọn trùng với các vạch chia của thước để tránh sai số khi đo.

4. Kết quả thí nghiệm

Bảng 22.2. Tổng hợp hai lực song song cùng chiều

Lần   (N)   (N)    AB     F  
             
             
             


Xử lí kết quả thí nghiệm: = ...;  = ...

Nhận xét và đánh giá kết quả thí nghiệm

Hoạt động

1. So sánh các kết quả hợp lực tổng hợp thu được bằng tính toán và bằng thí nghiệm, rút ra kết luận.

2. Em có thể đề xuất một phương án thí nghiệm khác để tiến hành thí nghiệm tổng hợp hai lực song song cùng chiều.

EM ĐÃ HỌC

• Tiến hành thí nghiệm tổng hợp hai lực đồng quy, hai lực song song để nghiệm lại các quy tắc tổng hợp lực.

EM CÓ THỂ

Chế tạo một chiếc cân thăng bằng đơn giản bằng các vật liệu dễ tìm (Hình 22.5):

1. Một thanh thước gỗ có vạch chia.

2. Một chai nước 500 mL.

3. Các dây treo.

4. Vật cần cân.

Hình 22.5. Thiết kế chế tạo chiếc cân đơn giản

EM CÓ BIẾT?

Đòn bẩy là loại máy cơ đơn giản được sử dụng nhiều trong đời sống để biến đổi lực tác dụng lên vật như sử dụng xà beng để nâng vật, đòn gánh để gánh các vật.

 

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Vật Lí 10

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 10 - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 1.

Ngữ Văn 10 - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 2. Tổng 35 tuần.

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 1. Tổng 18 tuần

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 2. Tổng 35 tuần.

Đại Số 10

Sách Toán Đại Số Lớp 10 (Thường/Cơ bản). Tổng 6 chương và 30 bài.

Đại Số 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Đại Số Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 6 chương, 34 bài.

Hình Học 10

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 3 chương, 10 bài.

Hình Học 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Nâng Cao). Tổng 3 chươn, 20 bài.

Hoá Học 10

Sách Hoá Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài.

Hoá Học 10 (Nâng Cao)

Sách Hoá Học Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 7 chương, 53 bài.

Vật Lí 10

Sách Vật Lí Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài

Vật Lí 10 (Nâng Cao)

Sách Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 8 chương, 60 bài.

Gợi ý cho bạn

tieng-anh-6-tap-1-87

Tiếng Anh 6 - Tập 1

Tiếng Anh 6 - Tập 1 Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

toan-5-161

Toán 5

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

hoa-hoc-11-1157

Hoá Học 11

Hoá Học Lớp 11 Chương Trình Cơ Bản

dao-duc-5-279

Đạo Đức 5

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

toan-6-tap-1-90

Toán 6 - Tập 1

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề