SGKVN

Tin Học 10 - Bài 32: Ôn Tập Lập Trình Python | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 32: Ôn Tập Lập Trình Python - Tin Học 10. Xem chi tiết nội dung bài Bài 32: Ôn Tập Lập Trình Python và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Tin Học 10 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Trang 153

MỤC TIÊU

SAU BÀI NÀY EM SẼ:

• Thực hành ôn tập lập trình Python.

• Thực hành lập trình giải bài toán có tính liên môn.

Nhiệm vụ 1. Viết chương trình nhập họ tên đầy đủ từ bàn phím, ví dụ "Nguyễn Thị Mai Hương", sau đó tách riêng phần tên, họ, đệm và in ra màn hình.

Hướng dẫn. Trong Bài 25 chúng ta sẽ biết cách tách phần họ đệm và tên từ một xâu họ và tên. Bài này yêu cầu thêm tách phần đệm, tức là phần nằm giữa tên và họ ra bằng cách sử dụng lệnh join(). Xâu kí tự ban đầu được tách thành một danh sách dùng hàm split(). Sau khi lấy phần họ và tên, phần đệm sẽ lấy ra theo lệnh sau:
dem = " ".join(slist[1:n-1])

Trong đó slist là danh sách được tách ra từ xâu ban đầu, n là độ dài của xâu slist.

Nhập, chạy thử và kiểm tra chương trình sau:

hoten = input("Nhập họ tên đầy đủ của em: ")
slist = hoten.split( )
n = len(slist)
ho = slist [0]
ten = slistin-11 
dem = " ".join(slist [1:n-1])
print("Tên của em là",ten)
print("Họ của em là",ho)
if n > 2:
print("Đệm của em là",dem)


Nhiệm vụ 2. Trọng lượng của em trên các hành tinh khác.

Chương trình yêu cầu nhập trọng lượng của em (tính theo đơn vị N – Newton) trên Trái Đất và tính trọng lượng của em trên một hành tinh khác (ví dụ Mặt Trăng, Hỏa tinh, Kim tinh, Thổ tinh, Mộc tinh, Mặt Trời).

Hướng dẫn. Trọng lượng đo lực hút của Trái Đất (hay hành tinh) lên vật thể. Trọng lượng có đơn vị đo N (Newton). Khối lượng vật thể tính bằng kg và giá trị này không thay đổi. Chúng ta có công thức:

P=mxg (1)

Trang 154

Trong đó P là trọng lượng tính bằng N, m là khối lượng tính bằng kg, g là gia tốc trọng trường của Trái Đất (hay hành tinh), tính theo m/s2. Trên Trái Đất, g = 9.8 m/s2. Trên mỗi hành tinh các giá trị g sẽ khác nhau. Danh sách các hành tinh được lưu trong biến planet, các trọng lực tương ứng lưu trong danh sách gravities.

Biết trọng lượng của một người trên Trái Đất (ví dụ ) thì sẽ dễ dàng tính được trọng lượng của người này trên một hành tinh khác nếu biết giá trị g của hành tinh đó. Gọi P là trọng lượng cần tìm, khi đó ta có công thức sau, suy trực tiếp từ công thức (1).

m = /9.8 = P/g, vậy suy ra P = × g/9.8. (2)

Em hãy nhập chương trình sau và kiểm tra tính đúng đắn của chương trình.

weight.py

def string(w):
S = " "
for i in range(len(w)):
s = s+str(i+1)+". "+w[i] + " "
return s
planet = ["Mặt Trăng","Hoả tinh","Kim tinh","Mộc tinh","Thổ tinh", "Mặt Trời"]
gravities [1.62, 3.711, 8.83, 24.79, 10.44, 274.0]
P_earth = float(input("Nhập trọng lượng của em, tính theo N: "))
k = int(input("Nhập số thứ tự hành tinh\n"+string(planet)+": "))
Grp = gravities[k-1]
P = round(P_earth*Grp/9.8,3)
print("Trọng lượng của em trên",planet[k-1],"là:",, "N")

 

Nhiệm vụ 3. Kiểm tra tính hợp lệ của ba tham số ngày, tháng, năm.

Chương trình sẽ yêu cầu nhập ba số tự nhiên: ngày, tháng, năm từ bàn phím theo khuôn dạng, ví dụ nhập 08-02-2021. Chương trình sẽ thông báo bộ dữ liệu đã nhập
là hợp lệ hay không hợp lệ.

Hướng dẫn. Bộ dữ liệu chính cần nhập sẽ đặt tên là day, month, year. Nhiệm vụ của bài toán là nhập bộ dữ liệu này và kiểm tra tính hợp lệ theo các yêu cầu về lịch của ngày, tháng, năm.

Điểm đặc biệt nhất cần chú ý là kiểm tra năm year có phải là nhuận không, nếu là nhuận thì tháng 2 phải có 29 ngày so với các năm không nhuận tháng 2 có 28 ngày. Chúng ta sử dụng biến danh sách số thang để lưu số ngày của các tháng trong năm. Sau mỗi lần nhập ba số day, month, year cần kiểm tra năm nhuận để cập nhật tháng 2. Khi đó, chương trình kiểm tra có thể viết đơn giản như sau:

Trang 155

date.py

thang = [31,28,31,30,31,30,31,31,30,31,30,31
def nhuan(year):
return year%400 == 0 or (year%4 == 0 and year%100 != 0)
date = input("Nhập thời gian theo dạng ngày - tháng - năm: ")
tg = date.split("-")
day, month, year =  int(tg[0]), int(tg[1]), int(tg[2])
if nhuan (year):
thang[1] = 29
else:
thang[1] = 28
if year and 1 <= month <= 12 and 1<= day <= thang [month-1]:
print(day,"-",month,"-",year, "là hợp lệ")
else:
print("Bộ dữ liệu đã nhập không hợp lệ")

LUYỆN TẬP

Viết chương trình nhập số n, sau đó nhập danh sách tên học sinh với họ, đệm, tên. Sắp xếp tên học sinh trong lớp theo bảng chữ cái. Đưa kết quả ra màn hình.

VẬN DỤNG

1. Trong các phần mềm bảng tính điện tử, dữ liệu ngày tháng được coi là số ngày tính từ ngày 1-1-1990. Viết chương trình:

– Nhập số tự nhiên n tử bản phim và tính xem số đó ứng với ngày, tháng, năm nào.

– Nhập thời gian theo khuôn dạng ngày - tháng - năm (ví dụ 8-10-2021), tính số ngày ứng với ngày này theo phần mềm bảng tính điện tử.

2. Mở rộng bài tập trong phần luyện tập như sau:

– Việc sắp xếp thứ tự phải ưu tiên tính theo tên trước, rồi đến họ, rồi đến đệm.

– Sắp xếp theo thứ tự của bảng chữ cái tiếng Việt.

Chú ý: Bảng chữ cái tiếng Việt (bao gồm cả dấu thanh) được sắp xếp theo thứ

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Tin Học 10

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 10 - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 1.

Ngữ Văn 10 - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 2. Tổng 35 tuần.

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 1. Tổng 18 tuần

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 2. Tổng 35 tuần.

Đại Số 10

Sách Toán Đại Số Lớp 10 (Thường/Cơ bản). Tổng 6 chương và 30 bài.

Đại Số 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Đại Số Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 6 chương, 34 bài.

Hình Học 10

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 3 chương, 10 bài.

Hình Học 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Nâng Cao). Tổng 3 chươn, 20 bài.

Hoá Học 10

Sách Hoá Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài.

Hoá Học 10 (Nâng Cao)

Sách Hoá Học Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 7 chương, 53 bài.

Vật Lí 10

Sách Vật Lí Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài

Vật Lí 10 (Nâng Cao)

Sách Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 8 chương, 60 bài.

Gợi ý cho bạn

lich-su-va-dia-li-5-phan-lich-su-146

Lịch Sử và Địa Lí 5 (Phần Lịch Sử)

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

vo-bai-tap-hoat-dong-trai-nghiem-2-1019

Vở bài tập HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 2

Sách Lớp 2 Chân Trời Sáng Tạo

hinh-hoc-12-750

Hình Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

toan-2-tap-hai-998

Toán 2 - Tập Hai

Sách Lớp 2 Chân Trời Sáng Tạo

am-nhac-6-62

Âm Nhạc 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề