SGKVN

Tin Học 10 - Bài 25: Một Số Lệnh Làm Việc Với Xâu Kí Tự | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 25: Một Số Lệnh Làm Việc Với Xâu Kí Tự - Tin Học 10. Xem chi tiết nội dung bài Bài 25: Một Số Lệnh Làm Việc Với Xâu Kí Tự và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Tin Học 10 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Trang 123

MỤC TIÊU

SAU BÀI NÀY EM SẼ:

• Biết và thực hiện được một số lệnh thường dùng với xâu kí tự.

KHỞI ĐỘNG

Bài toán tìm kiếm xâu con trong một xâu là một trong những bài toán tin học được ứng dụng nhiều trong thực tế. Công cụ tìm kiếm thông tin trên Internet hay lệnh tìm kiếm trong soạn thảo văn bản được xây dựng trên cơ sở bài toán tìm xâu con.

Cho xâu c ="Trường Sơn" và xâu m = "Bước chân trên dải Trường Sơn". Em hãy cho biết xâu c có là xâu con của xâu m không? Nếu có thì tìm vị trí của xâu c trong xâu m.

1. XÂU CON VÀ LỆNH TÌM VỊ TRÍ XÂU CON

Hoạt động 1: Một số lệnh tìm kiếm xâu con trong xâu kí tự
Quan sát các ví dụ sau để tìm hiểu cách kiểm tra xâu con và tìm kiếm vị trí xâu con trong xâu kí tự.


Ví dụ 1. Dùng toán tử in để kiểm tra một xâu có là xâu con của xâu khác không.

>>> "abc" in "123abc"
True
>>> "010" in "1101"
False


Biểu thức kiểm tra <xâu 1> nằm trong <xâu 2> là:

<xâu 1> in <xâu 2>

Nếu đúng thì trả lại giá trị True, nếu sai trả lại giá trị False.

Ví dụ 2. Lệnh find( ) tìm vị trí xuất hiện của một xâu trong xâu khác.

>>> s = "ab bc cd 123 456 00"
>>> s.find("b")
1
Vị trí xuất hiện đầu tiên của "b" trong xâu s là chỉ số 1.
>>> s.find("12")
9
Vị trí tìm thấy đầu tiên của "12" trong xâu s là chỉ số 9.
>>> s.find("AB")
-1
Không tìm thấy xâu "AB" trong xâu s nên trả về -1.


Trang 124

Tương tự danh sách, Python cũng có một số lệnh đặc biệt dành riêng cho xâu kí tự (phương thức). Cách thực hiện phương thức là:

<xâu>.<phương thức>


Cú pháp đơn của lệnh find( ):

<xâu mẹ>.find(<xâu con>)


Lệnh sẽ tìm vị trí đầu tiên của xâu con trong xâu mẹ và trả về vị trí đó. Nếu không tìm thấy thì trả về -1.

Cú pháp đầy đủ của lệnh find( ):

<xâu mẹ>.find(<xâu con>,start)


Lệnh sẽ tìm vị trí xâu con bắt đầu từ vị trí start.

Ví dụ 3

>>> sub = "Đà Nẵng"
>>> s = "Hà Nội - Đà Nẵng - Hồ Chí Minh"
>>> s.find(sub)
9
>>> s.find(sub, 10)
-1

 

Để tìm một xâu trong một xâu khác có thể dùng toán tử in hoặc lệnh find( ). Lệnh find( ) trả về vị trí của xâu con trong xâu mẹ.


1. Biểu thức lôgic sau là đúng hay sai?

>>> "010" in "001100"

2. Lệnh sau trả lại giá trị gì?

>>> "ababababab".find("ab", 4)

2. MỘT SỐ LỆNH THƯỜNG DÙNG VỚI XÂU KÌ TỰ

Hoạt động 2: Một số lệnh thường dùng với xâu kí tự
Quan sát các ví dụ sau để biết cách sử dụng một số lệnh thường dùng với xâu kí tự như: split( ), join( ).


Ví dụ 1. Lệnh split( ) tách một xâu thành danh sách các từ.

>>> s = "Tiên học lễ hậu học văn"
>>> s.split( )
Tách xâu dùng dấu cách để phân biệt tách.
['Tiên', 'học', 'lễ', 'hậu', 'học', 'văn']
>>> st = "0, 1 ,2, 3, 4, 5, 6, 10"
>>> st.split(",") 
Tách xâu dùng dấu "," để phân biệt tách.
['0', '1', '2', '3', '4', '5', '6', '10']


Trang 125

Lệnh split( ) tách một xâu thành các từ và đưa vào một danh sách. Kí tự tách dùng để phân tách các từ mặc định là dấu cách, tuy nhiên có thể thay thế kí tự tách bằng kí tự khác.

Cú pháp của lệnh split( ).

<xâu mẹ).split(<kí tự tách>)

 

Ví dụ 2. Lệnh join( ) nối danh sách gồm các từ thành một xâu.

>>> A = ['Tiên', 'học', 'lễ', 'hậu', 'học', 'văn']
>>> " ".join(A)
Lệnh join( ) này sẽ nối các phần tử của danh sách A bởi dấu cách.
'Tiên học lễ hậu học văn'
>>> B = ['0', '1', '2', '3', '4', '5', '6', '10']
>>> ",".join(B)
Lệnh join() này sẽ nối các phần tử của danh sách B bởi dấu ",".
0,1,2,3,4,5,6,10'


Lệnh join( ) có tác dụng ngược với lệnh split( ), có chức năng nối các phần tử (là xâu) của một danh sách thành một xâu. Cú pháp của lệnh join( ) là:

"kí tự nối".joint(<danh sách>)

 

Python có các lệnh đặc biệt để xử lí xâu là split() dùng để tách xâu thành danh sách và lệnh join() dùng để nối danh sách các xâu thành một xâu.


Câu hỏi

Cho xâu kí tự: "gà,vịt,chó,lợn,ngựa,cá". Em hãy trình bày cách làm để xoá các dấu "," và thay thế bằng dấu " " trong xâu này.

THỰC HÀNH

Một số bài toán liên quan đến xâu kí tự. 

Nhiệm vụ 1. Viết chương trình nhập nhiều số nguyên từ bàn phím, các số cách nhau bởi dấu cách. Khi nhập xong thông báo số lượng các số đã nhập và in các số này thành hàng ngang.

Hướng dẫn. Dữ liệu nhập vào là một xâu. Dùng lệnh split( ) để tách thành danh sách. Chuyển các phần tử của danh sách này thành số và in ra màn hình.

s = input("Nhập các số nguyên cách nhau bởi dấu cách: ")
sline = s.split()
n = len(sline)
nline = [ ]
for x in sline:
nline.append(int(x))
print("Bạn đã nhập",n,"số.")
for k in nline:
print(k, end = " ")

 

Trang 126

Nhiệm vụ 2. Viết chương trình nhập một xâu kí tự có thể có nhiều dấu cách giữa các từ. Sau đó chỉnh sửa xâu kí tự đó sao cho giữa các từ chỉ có một dấu cách. In xâu kết quả ra màn hình.

Hướng dẫn. Chuyển xâu kí tự ban đầu thành danh sách các từ đơn bằng lệnh split( ), sau đó nối các từ đơn này bằng lệnh join( ).

s = input("Nhập đoạn văn bản: \n")
sline = s.split( )
skq = " ".join(sline)
print(skq)


Nhiệm vụ 3. Viết chương trình nhập số tự nhiên n, rồi nhập họ tên của n học sinh. Sau đó in ra danh sách tên học sinh theo hai cột, cột 1 là tên, cột 2 là họ đệm.

Hướng dẫn. Họ tên ban đầu tách ra thành tên và họ đệm bằng lệnh split( ). Các tên được đưa vào danh sách ten, các họ đệm được đưa vào danh sách hodem. Sau đó in ra danh sách theo yêu cầu.

n = int(input("Nhập số học sinh trong lớp: "))
ten = [ ]
hodem = [ ]
for i in range(n):
s = input("Nhập họ tên học sinh thứ "+str(i+1)+": ")
slines.split( )
m = len(sline)-1
ten.append(sline[m])
del sline[m]
hodem.append(" ".join(sline))
print("Danh sách học sinh:"
print(ten[i], hodem[i])


LUYỆN TẬP

1. Viết chương trình nhập nhiều số (số nguyên hoặc số thực) từ bàn phím, các số cách nhau bởi dấu cách. Sau đó in ra màn hình tổng các số đã nhập.

2. Viết chương trình nhập họ tên đầy đủ của người dùng, sau đó in thông báo tên và họ đệm của người đó.

VẬN DỤNG

1. Viết chương trình nhập hai số tự nhiên từ bàn phím, cách nhau bởi dấu cách và đưa ra kết quả là ƯCLN của hai số này.

2. Viết chương trình nhập số tự nhiên n rồi nhập n họ tên học sinh. Sau đó yêu cầu nhập một tên và thông báo số bạn có cùng tên đó trong lớp.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Tin Học 10

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 10 - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 1.

Ngữ Văn 10 - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 2. Tổng 35 tuần.

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 1. Tổng 18 tuần

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 2. Tổng 35 tuần.

Đại Số 10

Sách Toán Đại Số Lớp 10 (Thường/Cơ bản). Tổng 6 chương và 30 bài.

Đại Số 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Đại Số Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 6 chương, 34 bài.

Hình Học 10

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 3 chương, 10 bài.

Hình Học 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Nâng Cao). Tổng 3 chươn, 20 bài.

Hoá Học 10

Sách Hoá Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài.

Hoá Học 10 (Nâng Cao)

Sách Hoá Học Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 7 chương, 53 bài.

Vật Lí 10

Sách Vật Lí Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài

Vật Lí 10 (Nâng Cao)

Sách Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 8 chương, 60 bài.

Gợi ý cho bạn

vo-bai-tap-toan-2-tap-mot-1031

Vở bài tập TOÁN 2 - Tập Một

Sách Lớp 2 Kết Nối Tri Thức

tu-nhien-va-xa-hoi-2-1025

Tự Nhiên và Xã Hội 2

Sách Lớp 2 Kết Nối Tri Thức

tin-hoc-8-923

Tin Học 8

Sách Lớp 8 Chân Trời Sáng Tạo

cong-nghe-12-lam-nghiep-thuy-san-3285

Công Nghệ 12 (Lâm Nghiệp - Thủy Sản)

Sách Lớp 12 Kết Nối Tri Thức

toan-10-tap-mot-3076

Toán 10 - Tập Một

Sách Lớp 10 Cánh Diều

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề