SGKVN

Tin Học 10 - Bài 5: Dữ Liệu Lôgic | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 5: Dữ Liệu Lôgic - Tin Học 10. Xem chi tiết nội dung bài Bài 5: Dữ Liệu Lôgic và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Tin Học 10 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Trang 24

MỤC TIÊU

SAU BÀI NÀY EM SẼ:

• Biết được giá trị chân lí và các phép toán lôgicAND, OR, NOT.

• Biết được biểu diễn dữ liệu lôgic.

KHỞI ĐỘNG

Việc thiết kế các mạch điện tử của máy tính có liên quan đến lôgic toán mà người có đóng góp nhiều nhất cho ngành Toán học này là nhà toán học người Anh George Boole (1815 - 1884). Ông đã xây dựng nên đại số lôgic, trong đó có các phép toán liên quan đến các yếu tố "đúng", "sai"

Vậy phép toán trên các yếu tổ "đúng, “sai" là các phép toán nào?

Hình 5.4. George Boole

NỘI DUNG BÀI HỌC

1. CÁC GIÁ TRỊ CHÂN LÍ VÀ CÁC PHÉP TOÁN LÔGIC

Hoạt động 1: Đúng hay sai?
Dự báo thời tiết cho biết "Ngày mai trời lạnh và có mưa". Thực tế thì không phải khi nào dự báo thời tiết cũng đúng. Có bốn trường hợp có thể xảy ra như Bảng 5.1, trường hợp nào dự báo là đúng? Trường hợp nào dự báo là sai?
Bảng 6.1. Các trường hợp dự báo.

 Ngày mai trời lạnh   Ngày mai có mưa           Dự báo
           Đúng           Đúng               ?
           Đúng           Sai                ?
           Sai            Đúng               ?
           Sai            Sai                ?

 

Nếu ngày mai trời lạnh là đúng và ngày mai trời có mưa là đúng thì dự báo thời tiết là đúng. Như vậy chỉ có trường hợp thứ nhất là đúng, còn tất cả các trường hợp khác đều sai.

a) Lôgic mệnh đề

Mệnh đề là một khẳng định có tính chất hoặc đúng hoặc sai. Ví dụ "Hà Nội là Thủ đô của Việt Nam" là một mệnh đề đúng, còn "9 là số nguyên tố” là một mệnh đề sai.

Các giá trị "Đúng" hay "Sai"chính là giá trị chân lí (giá trị lôgic) của mệnh đề mà nó thể hiện. Đại lượng lôgic là đại lượng chỉ nhận giá trị là giá trị lôgic. Để ngắn gọn, người ta thường biểu diễn các giá trị lôgic “Đúng” và “Sai" tương ứng là 1 và 0.

Trang 25

Trong toán học, các biểu thức so sánh đều là các mệnh đề. Ví dụ “3 > 5" là mệnh đề sai; "2 × 3 = 6 là mệnh đề đúng.

Trong các ngôn ngữ lập trình, các biến hay các hàm cũng có thể mang giá trị lôgic.

b) Các phép toán lôgic cơ bản

Từ ví dụ về dự báo thời tết trên ta thấy, nếu ghép hai mệnh đề bằng liên từ “VÀ” thì được một mệnh đề mới và có thể "tính" được giá trị Đúng/Sai của mệnh đề mới từ giá trị lôgic của hai mệnh đề thành phần. "VÀ" có thể coi là một phép toán lôgic.

Bốn phép toán lôgic quan trọng nhất là các phép toán AND (phép nhân lôgic), OR (phép cộng lôgic), XOR (viết tắt của eXelusive OR - cộng loại trừ lôgic) và NOT (phép phủ định). Giá trị lôgic của mệnh đề là kết quả của các phép toán được cho trong Bảng 5.2:

Bảng 5.2. Các phép toán lôgic

     p     q  p AND q  p OR q p XOR q  NOT p
     1       1       1       1       0      0
     1       0       0       1       1      0
     0       1       0       1       1       1
      0       0       0       0       0       1

Như vậy, p AND q (đọc là p và q) là mệnh đề có giá trị đúng nếu cả p và q đều đúng; p OR (đọc là p hoặc q) là mệnh đề có giá trị sai khi cả p và q đều sai; p XOR q là mệnh đề có giá trị sai khi p và q có giá trị như nhau; NOT p (đọc là phủ định của p) là mệnh đề có giá trị sai khi p đúng.

Biểu thức lôgic là một dãy các đại lượng lôgic được nối với nhau bằng các phép toán lôgic, có thể có dấu ngoặc để chỉ định thứ tự ưu tiên thực hiện các phép toán.

Ví dụ về các biểu thức lôgic:

• p AND (q OR r).

• Giả sử p là mệnh đề (|x| < 1), q là mệnh đề |y| ≤ 1). Khi đó p AND q chính là tập tất cả các điểm có toạ độ (x,y) thuộc hình vuông được biểu diễn trong Hình 5.2.

Hình 5.2. Hình vuông trong mặt phẳng tọa độ

Trong một biểu thức lôgic, phép toán đặt trong dấu ngoặc có độ ưu tiên cao nhất. Nếu không

có dấu ngoặc thì phép phủ định được thực hiện trước. Các phép toán lôgic AND và OR có độ ưu tiên ngang nhau, được thực hiện tuần tự từ tráI sang phải.

Kết quả của các phép toán trong Bảng 5.2 chỉ phụ thuộc vào giá tị lôgIc (tương ứng với giá trị 1 hoặc 0) của các mệnh đề mà không phụ thuộc vào nội dung câu chữ cụ thể của chúng. Do vậy, các phép toán lôgic nêu trên có thể coi là các phép toán lôgic trên các bit (gọi tắt là các phép toán trên bit). Ví dụ, 1 AND 0 = 0; 1 OR 0 = 1,...

Trang 26

Các phép toán lôgic cũng được mở rộng cho các dãy bit. Ví dụ, phép cộng lôgic 2 byte sẽ cộng từng cặp bit tương ứng của 2 byte đó như trong ví dụ Hình 5.3.

1 0 0 1 0 0 1 1

OR

0 0 1 0 0 0 1 0

--------------------
1 0 1 1 0 0 1 1

Hình 5.3. Cộng lôgic hai dãy bit

• Các giá trị lôgic gồm “Đúng” và “Sai”, được thể hiện tương ứng bởi 1 và 0 trong đại số lôgic.
• p AND q chỉ đúng khi cả p và q đều đúng.
• p OR q là đúng khi ít nhất một trong p hoặc q đúng.
• P XOR q chỉ đúng khi p và q có giá trị khác nhau.
NOT p cho giá trị đúng nếu p sai và cho giá trị sai nếu p đúng.


Câu hỏi

1. Cho mệnh đề p là “Hùng khéo tay", q là “Hùng chăm chỉ”. Em hãy diễn giải bằng lời các mệnh đề “p AND NOT q”; “p OR q" và đề xuất một hoàn cảnh thích hợp để phát biểu các mệnh đề đó. Ví dụ, mệnh đề “NOT p” nghĩa là “Hùng không khéo tay”.

2. Cho Bảng 5.3 như sau. Phương án nào có kết quả sai?

Bảng 5.3. Giá trị của biểu thức lôgic p AND NOT q

 Phương án       p     q p AND NOT q
        A.       0       1           0
        B.       1       0           1 
        C.       0       0           1
        D.       1       1           0

 

2. BIỂU DIỄN DỮ LIỆU LÔGIC

Trong cuộc sống, những sự vật/hiện tượng có hai trạng thái đối lập như "sáng/tối", "bật/tắt","có/không"... đều có thể coi là thể hiện của hai đại lượng lôgic "Đúng/Sai".

Trong Tin học, chỉ cần 1 bit với các giá trị 1 hoặc 0 là đủ để biểu diễn dữ liệu lôgic, với quy ước 1 là "Đúng", 0 là "Sai". Tuy nhiên, một số ngôn ngữ lập trình có quy ước riêng, không mã hoá các đại lượng lôgic bởi một bit. Chẳng hạn, ngôn ngữ lập trình Python coi số 0 thể hiện giá trị "Sai" còn một số bất kì khác 0 thể hiện giá trị "Đúng". Trong tiếng Anh, đúng là True, sai là False nên có ngôn ngữ lập trình dùng ngay hai kí tự “T" và “F” để biểu diễn dữ liệu lôgic.

Trang 27

• Chỉ cần 1 bit để biểu diễn dữ liệu lôgic, bit có giá trị bằng 1 cho giá trị đúng và bit có giá trị bằng 0 cho giá trị sai.
• Trên thực tế, có thể biểu diễn dữ liệu lôgic theo các cách khác miễn là tạo ra hai trạng thái đối lập.


Câu hỏi

Em hãy tìm một vài ví dụ về thông tin có hai giá trị đối lập, có thể quy về kiểu lôgic.

LUYỆN TẬP

1. Một hình tạo bởi nửa hình tròn đơn vị và một hình chữ nhật trong mặt phẳng toạ độ như minh hoạ trong Hình 5.4. Hãy viết biểu thức lôgic mô tả hình vẽ.

Hình 5.4

2. Tại sao p AND NOT p luôn luôn bằng 0, còn P OR NOT p luôn luôn bằng 1?

VẬN DỤNG

Trong mạch điện có các công tắc và bóng đèn, ta quy ước các công tắc đóng thể hiện giá trị lôgic 1 và công tắc mở thể hiện giá trị lôgic 0; đèn sáng thể hiện giá trị lôgic 1 còn đèn tắt thể hiện giá trị lôgic 0.

a) Cho một mạch điện có hai công tắc K1 và K2 nối với một bóng đèn như Hình 5.5. Giá trị lôgic của đèn được tính qua giá trị lôgic của các công tắc K1 và K2 như thế nào?

K1; K2

Hình 5.5

b) Cho mạch điện mắc như Hình 5.6. Giá trị lôgic của đèn được tính qua giá trị lôgic của các công tắc K1 và K2 như thế nào?

K1; K2

Hình 5.6

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Tin Học 10

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 10 - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 1.

Ngữ Văn 10 - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 2. Tổng 35 tuần.

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 1. Tổng 18 tuần

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 2. Tổng 35 tuần.

Đại Số 10

Sách Toán Đại Số Lớp 10 (Thường/Cơ bản). Tổng 6 chương và 30 bài.

Đại Số 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Đại Số Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 6 chương, 34 bài.

Hình Học 10

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 3 chương, 10 bài.

Hình Học 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Nâng Cao). Tổng 3 chươn, 20 bài.

Hoá Học 10

Sách Hoá Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài.

Hoá Học 10 (Nâng Cao)

Sách Hoá Học Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 7 chương, 53 bài.

Vật Lí 10

Sách Vật Lí Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài

Vật Lí 10 (Nâng Cao)

Sách Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 8 chương, 60 bài.

Gợi ý cho bạn

ngu-van-11-nang-cao-tap-hai-1152

Ngữ Văn 11 (Nâng Cao) - Tập Hai

Ngữ Văn Lớp 11 (Tập 2) Chương Trình Nâng Cao

giao-duc-cong-dan-8-915

Giáo Dục Công Dân 8

Sách Lớp 8 Cánh Diều

tieng-anh-6-friends-plus-115

Tiếng Anh 6 (Friends Plus)

Giáo dục Việt Nam

toan-8-tap-1-516

Toán 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

ngu-van-8-tap-1-933

Ngữ Văn 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 Kết Nối Tri Thức

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề