(Trang 15)
Mục tiêu, yêu cầu cần đạt
- Hiểu và phân tích được những điều luật của môn Cầu lông để áp dụng vào trong luyện tập và thi đấu.
- Tích cực tham gia công tác trọng tài điều khiển các trận thi đấu nhằm nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện.
- Thể hiện được ý thức tự giác, tinh thần tập thể, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong luyện tập và thi đấu.
MỞ ĐẦU
1. Khởi động
- Khi giao cầu, điểm nào đứng ô bên phải, điểm nào đứng ô bên trái?
- Trong thi đấu cầu lông có những trọng tài nào mà em biết? Vị trí các trọng tài trên sân như thế nào?
- Trước khi thi đấu, trọng tài cần phải làm những thủ tục gì?
2. Trò chơi hỗ trợ khởi động
Chạy đảo chiều theo tín hiệu (H.1)
Hình 1. Trò chơi Chạy đảo chiều theo tín hiệu
(Trang 16)
KIẾN THỨC MỚI
1. Thành phần và vị trí của trọng tài trong một trận thi đấu cầu lông
a) Thành phần trọng tài
Tổ trọng tài trong một trận thi đấu cầu lông sẽ bao gồm: 01 tổng trọng tài, 01 trọng tài chính, 01 trọng tài giao cầu, 10 trọng tài biên (số lượng trọng tài biên có thể thay đổi tuỳ theo tính chất trận đấu).
b) Vị trí của tổ trọng tài trong một trận thi đấu
- Trọng tài chính: ngồi trên ghế cao ngoài biên dọc và phía sau cột lưới.
- Trọng tài giao cầu: ngồi trên ghế thấp, cạnh cột lưới đối diện với trọng tài chính.
- Trọng tài biên: ngồi trên ghế ở vị trí trên đường nối dài theo biên của mình phụ trách ở hai đầu sân và hai bên sân (cách nhau khoảng 2,5 – 3,5 m) và hướng mặt về trọng tài chính.
Hình 2. Vị trí của các trọng tài trên sân trong trận đấu
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của trọng tài trong môn Cầu lông
a) Tổng trọng tài: Là người chịu trách nhiệm toàn diện cho một giải thi đấu hay một nội dung thi đấu mà trận đấu là một phần trong đó. Như vậy, Tổng trọng tài là người có quyền quyết định mọi vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn của giải, kể cả việc thay đổi hoặc bãi miễn các trọng tài khác khi họ sai phạm nghiêm trọng. Truất quyền thi đấu của VĐV nếu có vi phạm nghiêm trọng về đạo đức hoặc quy định của giải.
(Trang 17)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng trọng tài:
• Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng luật và quy định của giải cho tất cả trọng tải.
• Kiểm tra danh sách, hồ sơ thi đấu của VĐV các đoàn về tham gia giải theo quy định của điều lệ.
• Tổ chức bốc thăm xếp lịch thi đấu cho toàn giải.
• Kiểm tra tình hình sân bãi, dụng cụ trước khi bước vào giải.
• Phân công các tổ trọng tài trên các sân, điều hành tiến trình thi đấu của giải.
• Đánh giá tổng kết công tác chuyên môn của giải.
b) Trọng tài chính: Là người chịu trách nhiệm về trận đấu, sân và khu vực sát xung quanh. Trọng tài chính sẽ báo cáo cho Tổng trọng tài.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trọng tài chính:
• Kiểm tra sân bãi, dụng cụ trước khi vào trận đấu.
• Phân công vị trí các trọng tài trên sân.
• Tiến hành cho VĐV bốc thăm chọn sẵn hoặc chọn cầu.
• Tổ chức tiến hành nghi thức trước trận đấu.
• Điều hành trận đấu.
• Ghi biên bản trận đấu, tuyên bố kết quả trận đấu.
• Báo cáo Tổng trọng tài những ý kiến khiếu nại của VĐV, kèm theo ý kiến của mình để Tổng trọng tài có căn cứ giải quyết.
c) Trọng tài giao cầu
Trọng tài giao cầu sẽ bắt các lỗi giao cầu của người giao cầu nếu có xảy ra.
Nhiệm vụ, quyền hạn của trọng tải giao cầu là theo dõi người giao cầu đúng luật hay sai.
d) Trọng tài biên
Trọng tài biên sẽ báo cho Trọng tài chính quả cầu nằm "trong" hay "ngoài" đường biên do người đó phụ trách.
Nhiệm vụ, quyền hạn của trọng tài biên:
• Theo dõi phần biên được phân công để xác định quá cầu rơi trong hoặc ngoài sân và báo cho Trọng tài chính biết.
• Phát hiện những lỗi đánh cầu sai của đối thủ ở khu vực sân gần vị trí của mình trong trường hợp Trọng tải chính không quan sát được để thông báo cho Trọng tài chính.
3. Công tác trọng tài trong trận đấu cầu lông
VẬN DỤNG
1. Vận dụng những điều luật đã học để tham gia công tác trọng tài trong tập luyện và thi đấu cầu lông.
2. Cùng bạn vận dụng các kí hiệu của trọng tài đã học để tham gia công tác điều khiển trận đấu cầu lông.
3. Thảo luận nhóm để làm rõ một số hành vi không được phép của VĐV trong quá trình thi đấu cầu lông.