(Trang 16)
Mục tiêu, yêu cầu cần đạt
- Hiểu và phân tích được những điều luật của môn Bóng chuyền để áp dụng vào trong luyện tập và thi đấu.
- Tích cực tham gia công tác trọng tài điều khiển các trận thi đấu nhằm nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện.
- Thể hiện được ý thức tự giác, tinh thần tập thể, đoàn kết giúp đỡ lần nhau tròn luyện tập và thi đấu.
MỞ ĐẦU
- Trong một trận thi đấu bóng chuyền có bao nhiêu trọng tài? Gồm những trọng tài nào?
- Các em hãy cho biết các vị trí đứng trên sân của các trọng tài khi điều hành trận đấu.
- Trước khi thi đấu bóng chuyền, trọng tài thứ nhất cần phải thực hiện những thủ tục gì?
KIẾN THỨC MỚI
1. Một số điều luật thi đấu
1.1. Tổ chức trận đấu
a) Bốc thăm
- Trước trận đấu, trọng tài thứ nhất cho bốc thăm để chọn quyền ưu tiên đội phát hay đỡ phát bóng trước và chọn sân ở hiệp thứ nhất. Nếu thi đấu hiệp thứ 5, phải tiến hành bốc thăm lại.
(Trang 17)
- Tiến hành bốc thăm với sự có mặt của đội trưởng hai đội. Đội thắng đượcchọn:
+ Quyền phát bóng hoặc đỡ phát bóng.
+ Quyền chọn sân, đội thua lấy phần còn lại.
b) Khởi động
- Trước trân đấu, nếu hai đội đã có sân khởi động riêng biệt thì được cùng khởi động 6 phút với lưới. Nếu không hai động có 10 phút để cùng khởi động với lưới (Điều 7.2.1).
- Nếu một hoặc hai đội trưởng yêu cầu khởi động riêng với lưới thì thời gian cho mỗi đội khởi động là 3 hoặc 5 phút.
- Nếu hai đội khởi động riêng, đội nào phát bóng trước được khởi động trước với lưới.
1.2. Bỏ cuộc và đội hình không đủ người thi đấu
- Nếu một đội sau khi đã được trọng tài thứ nhất giải thích thắc mắc về áp dụng luật vẫn từ chối không đấu, đội đó bị tuyên bố bỏ cuộc và bị thua với kết quả toàn trận 0 – 3, mỗi hiệp 0 – 25.
- Nếu một đội không có lí do chính đáng để có mặt trên sân đúng giờ thì bị tuyên bố bỏ cuộc và xử lí kết quả thi đấu như trên.
- Một đội bị tuyên bố không đủ đội hình thi đấu một hiệp hoặc một trận thì bị thua hiệp đó hoặc trận đó. Đội đối phương được thêm đủ số điểm và số hiệp còn thiếu để thắng hiệp hoặc trận đó. Đội có đội hình không đủ người thi đấu được giữ nguyên số điểm và kết quả các hiệp trước.
2. Phương pháp trọng tài
Tổ trọng tài điều khiển trận đấu gồm:
- Trọng tài thứ nhất.
- Trọng tài thứ hai.
- Thư kí.
- Bốn hoặc hai giám biên.
2.1. Trách nhiệm trọng tài
Trọng tài thứ nhất
(Trang 18)
- Khi làm nhiệm vụ, trọng tài thứ nhất ngồi hoặc đứng trên ghế trọng tài đặt ở một đầu lưới, đối diện với thư kí.
- Trong trận đấu, trọng tài thứ nhất có quyền nhắc nhở cảnh cáo các đội, phạt lỗi thái độ, hành vi xấu, lỗi trì hoãn và thổi còi quyết định các lỗi sau:
+ Các lỗi của người phát bóng, lỗi sai vị trí của đội phát bóng kể cả hàng rào che phát bóng.
+ Các lỗi đánh bóng.
+ Các lỗi trên lưới và chạm lưới của vận động viên chủ yếu bên phía đội tấn công.
+ Các lỗi tấn công của các vận động viên hàng sau và Libero.
+ Các lỗi hoàn thành đánh bóng tấn công của vận động viên với bóng cao hơn lưới do Libero ở khu trước chuyền bóng với các ngón của bàn tay.
+ Bóng qua hoàn toàn không gian dưới lưới.
+ Hoàn thành chắn bóng của vận động viên hàng sau và định chắn bóng của Libero.
+ Bóng vượt qua lưới hoàn toàn hoặc một phần bên ngoài phần không gian mà bóng qua sân đối phương hoặc chạm cộc giới hạn bên phần sân của mình.
+ Bóng phát và sau lần chạm thứ ba khi vượt qua trên hoặc ngoài cọc giới hạn bên phần sân của mình.
Lưu ý:
- Trọng tài thứ nhất cần phải luôn hợp tác với các đồng nghiệp của mình (trọng tài thứ hai, các giám biên,...) trước khi ra quyết định cuối cùng với những ký hiệu tay chính thức:
+ Khi quyết định bóng trong hay ngoài, trọng tài sẽ luôn nhìn giám biên phụ trách đường biên ở gần vị trí bóng rơi xuống.
+ Trong trận đấu trọng tài thứ nhất phải thường xuyên nhìn trọng tài thứ hai (nếu có thể sau mỗi pha bóng và trước khi thổi còi phát bóng) để xem trọng tài thứ hai có ra kí hiệu phạm lỗi hay không hoặc yêu cầu dừng trận đấu thông thường ở thời điểm cuối.
Trọng tài thứ nhất có thể thay đổi bất kì quyết định nào của các trọng tài khác hoặc của chính mình. Nếu trọng tài thứ nhất đã ra quyết định (thổi còi) và sau đó thấy các đồng nghiệp (trọng tài thứ hai, giám biên, thư kí) có quyết định ngược lại, trọng tài thứ nhất sẽ:
+ Nếu chắc chắn mình đúng sẽ kiên định với quyết định của mình.
+ Nếu thấy mình sai có thể thay đổi quyết định của mình.
+ Nếu trọng tài thứ nhất cho rằng lỗi đồng thời được gây nên bởi hai đội, trọng tài thứ nhất sẽ ra kí hiệu để đánh lại pha bóng đó.
(Trang 19)
+ Nếu trọng tài thứ nhất thấy rằng quyết định của trọng tài thứ hai là sai (ví dụ như lỗi vị trí, chạm lưới,...) thì có thể đổi ngược lại quyết định đó.
- Nếu trọng tài thứ nhất thấy một trong những trọng tài khác không hiểu biết công việc của mình hoặc không hành động khách quan, trọng tài thứ nhất phải thay thế họ.
Sau khi trọng tài thứ nhất thổi còi bắt lỗi phải có kí hiệu chỉ rõ:
+ Đội được phát bóng.
+ Tên lỗi.
+ Vận động viên phạm lỗi (nếu cần).
Trọng tài thứ hai
- Khi làm nhiệm vụ, trọng tài thứ hai đứng bên ngoài sân gần cột lưới, đối diện trọng tài thứ nhất.
- Trong trận đấu, trọng tài thứ hai quyết định, thổi còi và có kí hiệu các lỗi sau:
+ Xâm nhập sân đối phương và phần không gian dưới lưới.
+ Các loại vị trí của đội đỡ phát bóng.
+ Lỗi chạm lưới của vận động viên chủ yếu bên phần chắn bóng hoặc chạm cột ăng-ten bên phía sân của mình.
+ Lỗi hoàn thành chắn bóng của vận động viên hàng sau và nỗ lực chắn bóng của Libero.
+ Lỗi tấn công của vận động viên hàng sau hoặc của Libero.
+ Bóng chạm vật ngoài sân.
+ Bóng chạm sân khi trọng tài thứ nhất ở vị trí khó nhìn thấy.
+ Bóng bay qua toàn bộ hoặc một phần khoảng không gian bên ngoài lưới sang sân đối phương hoặc chạm cọc giới hạn phía trọng tài thứ hai.
+ Bóng phát và sau lần chạm thứ ba ba lên hoặc ngoài cọc giới hạn phía bên ngoài sân bên phía trọng tài thứ hai.
Lưu ý:
- Trong quá trình thay đổi của trận đấu ở gần lưới, trọng tài thứ hai phải đứng bên đội chắn bóng tập trung quan sát để chạm lưới, sự xâm nhập không hợp lệ sang sân đối phương qua đường biên giữa và những hành động chơi bóng không hợp lệ ở cọc giới hạn phía bên mình.
(Trang 20)
- Trọng tài thứ hai cũng có thể kiểm soát các lỗi hoàn thành tấn công của các vận động viên ở hàng sau cũng như chắn hoặc nỗ lực chắn bóng của các cầu thủ Libero. Ngoài ra, trọng tài thứ hai có thể hỗ trợ trọng tài thứ nhất bằng cách thổi còi khi bóng chạm sân mà trọng tài thứ nhất không nhìn thấy.
- Trọng tài thứ hai phải kiểm tra cẩn thận trước và trong lúc quá trình trận đấu diễn ra xem các vận động viên có ở vị trí theo đúng "phiếu báo vị trí" của đội hay không để xử lí và điều chỉnh thích hợp.
- Sau khi trọng tài thứ hai thổi còi bắt lỗi phải có kí hiệu chỉ rõ:
+ Tên lỗi.
+ Vận động viên phạm lỗi (nếu cần).
+ Đội được quyền phát bóng theo trọng tài thứ nhất.
Giám biên
- Khi làm nhiệm vụ, nếu chỉ sử dụng hai giám biên thì mỗi giám biên đứng trên đường chéo sân ở hai góc gần nhất bên tay phải của mỗi trọng tài và cách góc sân 1 – 2 m. Mỗi giám biên kiểm soát một đường biên dọc và đường đi ngang cuối sân thuộc phía sân của mình.
- Nếu sử dụng bốn giám biên, các giám biên đứng ở khu vực tự do các mỗi góc sân 1 – 3 m trên đường kéo dài tưởng tượng của đường biên mình phụ trách.
- Trong trận đấu, các giám biên thực hiện chức năng của mình bằng cách sử dụng lá cờ làm kí hiệu:
+ Kí hiệu bóng trong và ngoài sân khi bóng chạm sân gần đường biên của mình.
+ Kí hiệu bóng chạm vào đội đỡ bóng ra ngoài.
+ Kí hiệu bóng chạm cột ăng-ten, bóng phát và lần chạm bóng thứ ba bóng đi ngoài khoảng không bóng qua của lưới,...
+ Có kí hiệu bất kì cầu thủ nào trên sân (trừ vận động viên phát bóng) lúc phát bóng đứng ngoài sân.
+ Kí hiệu vận động viên phát bóng chân giẫm vạch/ ngoài khu phát bóng.
+ Kí hiệu khi có bất kì vận động viên chạm phần ăng-ten trên lưới trong lúc đánh bóng hoặc gây cản trở thi đấu bên phía sân giám biên kiểm soát.
+ Kí hiệu khi bóng qua lưới ngoài không gian bóng qua sang sân đối phương hoặc bóng chạm ăng-ten thuộc phía sân giám biên kiểm soát.
Khi trọng tài thứ nhất yêu cầu, giám biên phải làm lại kí hiệu của mình.
2.2. Một số kí hiệu tay chính thức của trọng tài
(Trang 21)
Cho phép phát bóng | Đội phát bóng | Hội ý |
![]() | ![]() | ![]() |
Thay người | Lỗi sai vị trí hoặc xoay vòng | Bóng trong |
![]() | ![]() | ![]() |
Bóng ngoài | Dính bóng | Chạm bóng 2 lần |
![]() | ![]() | ![]() |
Chạm bóng 4 lần | Vận động viên chạm lưới, phát bóng chạm không qua lưới | Đánh bóng bên sân đối phương |
![]() | ![]() | ![]() |
(Trang 22)
Lỗi tấn công | Xâm nhập sân đối phương | Bóng chạm tay |
![]() | ![]() | ![]() |
LUYỆN TẬP
Hình thức luyện tập
Luyện tập cá nhân
- Tự nghiên cứu các điều luật thi đấu bóng chuyền.
- Tự luyện tập các kí hiệu trọng tài.
Luyện tập cặp đôi
Thực hiện ra các kí hiệu trọng tài với sự hỗ trợ, nhận xét đánh giá của bạn.
Luyện tập nhóm
- Thực hiện ra các kí hiệu của trọng tài theo người chỉ huy.
- Thảo luận các điều luật thi đấu và phương pháp của trọng tài bóng chuyền.
VẬN DỤNG
1. Trọng tài thứ hai có quyền thổi còi lỗi chạm lưới của vận động viên bên phía đội tấn công hay không?
2. Khi thổi còi bắt lỗi, vì sao trọng tài thứ nhất phải phối hợp với trọng tài thứ hai, các giám biên trước khi đưa ra quyết định cuối cùng
3. Vận dụng những điều luật Bóng chuyền để điều khiển trong đấu tập.