(Trang 8)
Một số đặc điểm của tranh in độc bản
– Tranh in độc bản là một ấn bản duy nhất và không có khả năng sao chép chính xác cho dù thực hiện cùng một quy trình.
Ét-ga Đề-ga, Phong cảnh (Landscape), 1892, tranh in độc bản(1)
Ca-mi-li Pi-xa-rô, Đi tất (Baigneuse mettant ses bas), 1895, tranh in độc bản(2)
(1) Nguồn: Viện bảo tàng Mĩ thuật Metropolitan, Hoa Kỳ
(2) Nguồn: Bảo tàng Anh, Anh
(Trang 9)
– So với tranh in bản dập, tranh in nổi, kĩ thuật thực hiện tranh in độc bản đơn giản hơn. Vẻ đẹp của tranh in độc bản thể hiện ở sự ngẫu hứng của người sáng tạo trong quá trình tạo hình và kết hợp vật liệu, hình thức in. | Giô-lin Du-ét-be-ri (Joellyn Duesberry), Buổi sáng mưa ở Mai-nơ II (Rainy Morning in Maine II), 2009, tranh in độc bản(1) |
Ma-ri Ben Mác Ken-di (Mary Beth McKenzie), Phía trước hiên nhà hàng (Front Porch Restaurant), 1999, tranh in độc bản(2)
? Tranh in độc bản có đặc điểm gì khác với tranh in bản dập và tranh in nổi?
(1), (2) Nguồn: Viện bảo tàng Metropolitan, Hoa Kỳ
(Trang 10)
– Tranh in độc bản được tạo ra bằng cách vẽ trên một bề mặt không thấm nước và in trên giấy. Do đó, khi cần điều chỉnh, hoạ sĩ có thể thực hiện nhanh chóng bằng cách xoá trực tiếp trên ván in và thực hiện lại.
Trần Mỹ Anh, Nhớ, tranh in độc bản(1)
Hồ Văn Chung, Quan họ, tranh in độc bản(2)
? Tranh in độc bản được tạo ra bằng cách nào?
(1) Nguồn: Trần Mỹ Anh
(2) Nguồn: Hồ Văn Chung
(Trang 11)
Một số kĩ thuật tranh in độc bản
– Kĩ thuật in từ vật thể Người vẽ có thể lấy bất kì vật thể nào phù hợp để in như: lá cây, vỏ cây, hoa, vải, lưới sợi, nilon, các hình cắt trổ từ giấy, phim nhựa, kim loại dát mỏng,... để tạo vật cản in, sau đó, bôi hay lăn màu lên rồi đặt chúng vào bề mặt ván in và in ra giấy. Kĩ thuật này cho phép tạo hình phong phú, đa dạng với hiệu quả không giới hạn bởi sự kết hợp của các tổ hợp hình. | Tranh in độc bản từ lá cây(1) |
– Kĩ thuật thêm màu
Người vẽ thêm màu lên bề mặt ván in bằng các cách khác nhau như: vẽ, bôi, lăn ru-lô, vẩy, nhỏ giọt,... phù hợp với bố cục theo ý tưởng và in ra giấy hay vải. Tuy nhiên, cần lưu ý lượng màu vừa đủ để đảm bảo khi in ra hình không bị mờ hay bị bong, tróc,...
Tranh in độc bản bằng kĩ thuật thêm màu(2)
(1) Nguồn: Tạ Thị Hoa
(2) Nguồn: Nguyễn Thị Thắm
(Trang 12)
– Kĩ thuật bớt màu Kĩ thuật bớt màu đòi hỏi người vẽ phải bôi, phủ hay lăn trước bằng ru-lô một lớp màu lên bề mặt ván in, sau đó, dùng tay hay các vật thể phù hợp lấy một phần màu ra để tạo hình và tạo sắc độ đậm – nhạt đến khi hoàn chỉnh bố cục rồi tiến hành in. | Tranh in độc bản bằng kĩ thuật bớt màu(1) |
– Kĩ thuật phối hợp
Kĩ thuật phối hợp có thể giúp người vẽ sử dụng nhiều kĩ thuật trong quá trình thực hành như in từ vật thể có sẵn, thêm màu, bớt màu để tạo ra một bức tranh in độc bản giàu màu sắc và hình thể. Việc kết hợp các kĩ thuật trong quy trình in đòi hỏi người thực hiện phải nắm vững các kĩ thuật in độc bản để có thể kết hợp nhuần nhuyễn trong quá trình sáng tác.
Tranh in độc bản bằng kĩ thuật phối hợp(2)
? Trong các kĩ thuật tranh in độc bản, em thích kĩ thuật nào? Vì sao?
(1) Nguồn: Nguyễn Tuấn Anh
(2) Nguồn: Vi Thị Hằng
(Trang 13)
Phương pháp thực hiện tranh in độc bản
Tranh in độc bản được thực hiện bằng phương pháp in thủ công hoặc in máy. Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, sau khi chuẩn bị ván in, người in có thể lựa chọn phương pháp in thủ công hoặc in máy.
– Phương pháp in máy: cần trang bị máy in, không gian đặt máy. In máy tạo được hiệu quả in nhờ lực in được chia đều trên bề mặt.
In máy(1)
– Phương pháp in thủ công: giúp người in chủ động về không gian, phương tiện thực hành in. Người in có thể chủ động thêm, bớt màu hoặc vật thể trong quá trình in.
In thủ công(2)
(1) Nguồn: Trần Đức
(2) Nguồn: Trần Anh Hoàng
Phân biệt một số đặc điểm giữa tranh in bản dập, tranh in nổi và tranh in độc bản
Với các loại hình đồ hoạ (tranh in) như tranh in bản dập, tranh in nổi (tranh khắc gỗ, tranh khắc kim loại, tranh khắc thạch cao, tranh khắc cao su) có thể sử dụng cùng một bản khắc để in nhiều lần và cho ra nhiều bản in tương đối giống nhau. Tuy nhiên, với mỗi lần chế bản, tranh in độc bản chỉ cho ra một bản in duy nhất.
Tranh in bản dập | Tranh in nổi | Tranh in độc bản | |
Chế bản | Trực tiếp hoặc gián tiếp trên một hoặc nhiều bề mặt nhám, có vân,… | Trực tiếp từ ván in (gỗ, thạch cao, cao su,…). | Trực tiếp từ bề mặt không thấm nước (kính, kim loại, nhựa,…). |
Chất cảm | Tạo nên những chất cảm khác nhau theo bề mặt. | Chất cảm thay đổi theo mật độ của nét khắc và độ dày – mỏng của màu in. | Chất cảm thay đổi theo những kĩ thuật thể hiện khác nhau. |
Bản in | Tạo được nhiều bản với cùng một kĩ thuật. | Một bản duy nhất. | |
Màu sắc | Gián tiếp theo bề mặt. | Trực tiếp theo màu in. |
Nguyễn Minh Tuấn, Phố đêm, tranh in độc bản(1) Trần Mỹ Minh, Sắc đỏ, tranh in bản dập(2) | Nguyễn Thúy Ngọc, Góc vườn, tranh in nổi(3) |
Viết bài thể hiện sự khác nhau giữa vẻ đẹp của tranh in bản dập, tranh in nổi và tranh in độc bản. |
(1) Nguồn: Nguyễn Minh Tuấn
(2) Nguồn: Trần Mỹ Minh
(3) Nguồn: Nguyễn Thúy Ngọc
Các bước tạo sản phẩm mĩ thuật từ kĩ thuật in độc bản
1. Phác thảo đề tạo mẫu in có thể ở dạng nét đơn giản hoặc phác thảo màu(1) | 2. Sử dụng bút lông hoặc các đồ dùng khác vẽ lên bề mặt ván in (kính, mi-ca,...). Trong quá trình này, người vẽ có thể sử dụng một hoặc nhiều kĩ thuật để tạo sự hấp dẫn ở bề mặt ván in(2) |
3. Đặt giấy lên bề mặt ván in và dùng ru-lô lăn để cho giấy thấm màu(3) | 4. Hoàn thiện bản in(4) |
Lựa chọn kĩ thuật thêm màu để thực hiện một bức tranh về chủ đề yêu thích.
(1), (2), (3), (4) Nguồn: Trần Đức