SGKVN

Hóa học 10 - Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học - Hóa học 10. Xem chi tiết nội dung bài Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Hóa học 10 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

(Trang 80)

Đốt cháy củi làm nóng không khí để sưởi ấm

Từ khi biết sử dụng lửa, con người bắt đầu khai thác năng lượng của các phản ứng hoá học. Thời tiền sử, người ta đốt cháy củi để sưởi ấm, nấu chín thức ăn, xua đuổi thú dữ,... Ngày nay, họ đốt than, khi trong các lò cao, đốt xăng, dầu để chạy động cơ máy bay, ô tô và máy phát điện. Năng lượng của các phản ứng hoá học còn được chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác, phục vụ đời sống và sản xuất.

• Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hoá học

• Ôn tập

(Trang 81)

MỤC TIÊU:

– Trình bày được khái niệm phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt; điều kiện chuẩn; nhiệt tạo thành và biến thiên enthalpy (nhiệt phản ứng) của phản ứng.

– Nêu được ý nghĩa của dấu và giá trị của biến thiên enthalpy chuẩn.

– Tính được biến thiên enthalpy chuẩn của một số phản ứng theo năng lượng liên kết, nhiệt tạo thành.

Phản ứng giữa đường glucose với oxygen tạo ra carbon dioxide, hơi nước và toả nhiều nhiệt. Sau khi chơi thể thao, cơ thể mệt mỏi, nghỉ ngơi một vài phút, sau đó nếu uống một cốc nước hoa quả, em sẽ cảm thấy khoẻ hơn. Có phải đường glucose đã "cháy" và cấp bù năng lượng cho cơ thể?

I. PHẢN ỨNG TOẢ NHIỆT, PHẢN ỨNG THU NHIỆT

Khi các phản ứng hoá học xảy ra thường có sự trao đổi nhiệt với môi trường, làm thay đổi nhiệt độ môi trường.

Phản ứng toả nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.

Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.

Phản ứng thu nhiệt

Phản ứng tỏa nhiệt

Môi trường

Ví dụ: Vào những ngày trời lạnh, nhiều người hay ngồi bên bếp lửa để sưởi. Khi than, củi cháy, không khí xung quanh ấm hơn do phản ứng toả nhiệt. Những lúc nóng nực, pha viên sủi vitamin C vào nước để giải khát, khi viên sủi tan, thấy nước trong cốc mát hơn, đó là do xảy ra phản ứng thu nhiệt.

Khi nung vôi, người ta sử dụng phản ứng đốt cháy than để cung cấp nhiệt cho phản ứng phân huỷ đá vôi. Phản ứng đốt than là phản ứng toả nhiệt, phản ứng phân huỷ đá vôi là phản ứng thu nhiệt.

1. Khi đun nóng ống nghiệm đựng (thuốc tím), nhiệt của ngọn lửa làm cho bị nhiệt phân, tạo hỗn hợp bột màu đen:

Em hãy dự đoán phản ứng này toả nhiệt hay thu nhiệt.

(Trang 82)

Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của phản ứng trung hoà

Chuẩn bị: dung dịch HCl 0,5 M, dung dịch NaOH 0,5 M, 1 cốc 250 mL, giá treo nhiệt kế, nhiệt kế (có dải đo đến 100 °C), que khuấy và 2 ống đong 50 mL.

Tiến hành:

• Dùng ống đong lấy 50 mL dung dịch HCI 0,5 M cho vào cốc phản ứng, lắp nhiệt kế lên giá sao cho đầu nhiệt kế nhúng vào dung dịch trong cốc (Hình 17.1). Đọc nhiệt độ dung dịch.

• Dùng ống đong khác lấy 50 mL dung dịch NaOH 0,5 M cho vào cốc phản ứng. Khuấy nhẹ.

Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của dung dịch và trả lời câu hỏi:

1. Nhiệt độ trên nhiệt kế thay đổi như thế nào sau khi rót dung dịch NaOH vào cốc? Phản ứng trung hoà là phản ứng toả nhiệt hay thu nhiệt?

2. Trong thí nghiệm trên, nếu thay các dung dịch HCl và NaOH bằng các dung dịch loãng hơn thì nhiệt độ thay đổi như thế nào so với thí nghiệm trên?

Hình 17.1. Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của phản ứng trung hoà

Nhiệt kế

Que khuấy

Dung dịch HCI + dung dịch NaOH

EM CÓ BIẾT

Sự đốt cháy các loại nhiên liệu như xăng, dầu, cồn, khí gas,... xảy ra nhanh, toả nhiều nhiệt, dễ gây hoả hoạn, thậm chí gây nổ mạnh, rất khó kiểm soát. Vì vậy, khi sử dụng chúng cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc phòng cháy.

II. BIẾN THIÊN ENTHALPY CỦA PHẢN ỨNG

1. Biến thiên enthalpy

Hầu hết các quá trình hoá học trong thực tế xảy ra ở điều kiện áp suất không đổi. Nhiệt lượng toả ra hay thu vào của phản ứng ở điều kiện này gọi là biến thiên enthalpy của phản ứng (nhiệt phản ứng), kí hiệu là (*).

Phương trình hoá học kèm theo trạng thái của các chất và giá trị gọi là phương trình nhiệt hoá học.

Ví dụ 1: Phản ứng đốt cháy 2 mol khí hydrogen bằng 1 mol khí oxygen, tạo thành 2 mol nước ở trạng thái lỏng, toả ra nhiệt lượng 571,6 kJ. Phản ứng trên có biến thiên enthalpy , biểu diễn bằng phương trình nhiệt hoá học như sau:

----------------------------------------------------------------------------------

(*) là biến thiên enthalpy của phản ứng (nhiệt phản ứng). Chữ "r" là viết tắt của từ tiếng Anh reaction, nghĩa là phản ứng.

(Trang 83)

Ví dụ 2: Phản ứng nhiệt phân hoàn toàn 1 mol , tạo thành 1 mol CuO và 1 mol , thu vào nhiệt lượng 9,0 kJ. Phản ứng trên có biến thiên enthalpy  và biểu diễn bằng phương trình nhiệt hoá học như sau:

2. Biến thiên enthalpy chuẩn

Biến thiên enthalpy của các phản ứng phụ thuộc vào điều kiện xảy ra phản ứng (như nhiệt độ, áp suất) và trạng thái vật lí của các chất. Để so sánh biến thiên enthalpy của các phản ứng khác nhau thì cần xác định chúng ở cùng một điều kiện. Biến thiên enthalpy chuẩn là nhiệt toả ra hay thu vào của phản ứng được xác định ở điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 25 °C (298 K), kí hiệu

Ví dụ: Phản ứng đốt cháy hoàn toàn 1 mol carbon graphite trong khí oxygen dư (ở điều kiện chuẩn) tạo ra 1 mol , nhiệt lượng toả ra là 393,5 kJ. Phương trình nhiệt hoá học của phản ứng được viết như sau:

3. Ý nghĩa của biến thiên enthalpy

Dấu của biến thiên enthalpy cho biết phản ứng toả nhiệt hay thu nhiệt:

: phản ứng thu nhiệt.

: phản ứng toả nhiệt.

Giá trị tuyệt đối của biến thiên enthalpy càng lớn thì nhiệt lượng toả ra hay thu vào của phản ứng càng nhiều.

Ví dụ: Xét 2 phản ứng

Vậy, khi đốt 1 mol methane (16 g) toả ra nhiệt lượng nhiều hơn đốt 1 mol methanol (32 g).

Các phản ứng xảy ra ở nhiệt độ phòng thường là phản ứng toả nhiệt, các phản ứng thu nhiệt thường xảy ra khi đun nóng.

2. Cho các phương trình nhiệt hoá học:

Trong các phản ứng trên, phản ứng nào toả nhiệt, phản ứng nào thu nhiệt?

3. Biết phản ứng đốt cháy khí carbon monoxide (CO) như sau:

(Trang 84)

Ở điều kiện chuẩn, nếu đốt cháy hoàn toàn 2,479 L khí CO thì nhiệt lượng toả ra là bao nhiêu?

4. Phản ứng tôi vôi toả ra nhiệt lượng rất lớn, có thể làm sôi nước. Hãy nêu các biện pháp để đảm bảo an toàn khi thực hiện quá trình tôi vôi.

EM CÓ BIẾT

Trên các vỏ hộp thực phẩm thường ghi giá trị năng lượng – đó là năng lượng do một lượng thực phẩm nhất định cung cấp khi chuyển hoá hoàn toàn trong cơ thể.

Giá trị dinh dưỡng trung bình trong 100 ml Nutritional information per 100 ml

Năng lượng / Energy  75,5  kcal
Chất béo / Fat 3,5 g
Chất đạm/Protein 3,0 g

III. TÍNH BIẾN THIÊN ENTHALPY CỦA PHẢN ỨNG THEO NHIỆT TẠO THÀNH

1. Khái niệm nhiệt tạo thành

Nhiệt tạo thành (*) của một chất là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền vững nhất, ở một điều kiện xác định.

Nhiệt tạo thành chuẩn  là nhiệt tạo thành ở điều kiện chuẩn.

Nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất ở dạng bền vững nhất bằng không, ví dụ:

Ví dụ 1: Nước lỏng được tạo thành từ khí hydrogen và khí oxygen theo phản ứng:

Ở điều kiện chuẩn, cứ 1 mol tạo thành từ 1 mol và giải phóng nhiệt lượng là 285,8 kJ.

Như vậy nhiệt tạo thành của nước lỏng:

Ví dụ 2: Phản ứng

có biến thiên enthalpy: . Giá trị , tức phản ứng này là phản ứng thu nhiệt.

----------------------------------------------------------------------------------

(*) là nhiệt tạo thành (chữ f viết tắt của từ tiếng Anh "formation", nghĩa là tạo thành).

(Trang 85)

Bảng 17.1. Nhiệt tạo thành chuẩn của một số chất thường gặp(*)

Chất Chất
–127,0 –92,3
–806,1 +25,9
–1 465,0 –285,8
–795,0 –241,8
–1 206,9 –436,7
–635,1 –424,8
–74,9 –825,5
–84,7 –411,1
+227,0 –425,6
–110,5 –45,9
–393,5 +143,0
–986,1 –296,8
–36,3 –441,0

2. Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thành

Biến thiên enthalpy của phản ứng được xác định bằng hiệu số giữa tổng nhiệt tạo thành các chất sản phẩm (sp) và tổng nhiệt tạo thành của các chất đầu (cđ).

Ở điều kiện chuẩn:

Trong tính toán cần lưu ý đến hệ số của các chất trong phương trình hoá học.

Ví dụ 1: Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:

biết nhiệt tạo thành của là –296,8 kJ/ mol, của  là –441,0 kJ/mol.

Lời giải:

----------------------------------------------------------------------------------

(*) Nguồn: Silberberg, Martin. (2018). Chemistry: the molecular nature of matter and change with advanced topics. McGraw-Hill Education.

(Trang 86)

Ví dụ 2: Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:

biết nhiệt tạo thành của các chất lần lượt là –177,9 kJ/mol, –825,5 kJ/mol và –296,8 kJ/mol.

Lời giải:

Tổng nhiệt tạo thành các chất đầu là:

Tổng nhiệt tạo thành các chất sản phẩm là:

Vậy, biến thiên enthalpy của phản ứng:

EM CÓ BIẾT

Từ các nghiên cứu thực nghiệm, năm 1840, nhà hoá học người Thụy Sĩ là G. Hess (He-xơ) đã đề xuất một định luật về sau mang tên ông, trong đó nói rằng những sự thay đổi năng lượng trong một quá trình hoá học chỉ phụ thuộc vào trạng thái của các chất ban đầu và sản phẩm mà không phụ thuộc vào cách phản ứng xảy ra và các sản phẩm trung gian.

Dựa vào định luật Hess, các nhà khoa học đã thu thập các số liệu thực nghiệm của các phản ứng cơ bản như nhiệt tạo thành, nhiệt cháy, năng lượng liên kết,... đưa vào các tài liệu tra cứu.

Từ các số liệu thực nghiệm này, ta có thể tính được các đại lượng của các phản ứng khác mà không cần tiến hành thí nghiệm.

5. Cho phản ứng:

C(kim cương) → C (graphite)

a) Ở điều kiện chuẩn, kim cương hay graphite có mức năng lượng thấp hơn?
b) Trong phản ứng xác định nhiệt tạo thành của , carbon ở dạng kim cương hay graphite?

6. Từ số liệu Bảng 17.1, hãy xác định biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đốt cháy ethane:

IV. TÍNH BIẾN THIÊN ENTHALPY CỦA PHẢN ỨNG THEO NĂNG LƯỢNG LIÊN KẾT

Phản ứng hoá học là quá trình phá vỡ các liên kết trong chất đầu và hình thành các liên kết mới để tạo thành sản phẩm. Sự phá vỡ liên kết cần cung cấp năng lượng, trong khi sự hình thành liên kết lại giải phóng năng lượng. Biến thiên enthalpy của phản ứng (mà các chất đều ở thể khí), bằng hiệu số giữa tổng năng lượng liên kết của các

(Trang 87)

chất đầu và tổng năng lượng liên kết của các sản phẩm (ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).

Ở điều kiện chuẩn:

Ví dụ 1: Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng

biết

Lời giải:

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là

Phản ứng toả nhiệt vì khi tạo thành 2 liên kết H–CI toả ra năng lượng lớn hơn năng lượng cần thiết để phá vỡ liên kết H–H và Cl–CI.

Ví dụ 2: Xác định biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng

biết năng lượng liên kết (ở điều kiện chuẩn):

Liên kết H–H C–H C–C C=C
Phân tử hydrogen hydrocarbon alkane alkene
436 418 346 612

Lời giải:

EM CÓ BIẾT

Xác định biến thiên enthalpy bằng thực nghiệm

Biến thiên enthalpy của phản ứng có thể xác định bằng nhiệt lượng kế (Hình 17.2). Dựa vào kết quả khi xác định sự thay đổi nhiệt độ của nước sẽ tính được nhiệt lượng đã cho đi (hoặc nhận vào), từ đó xác định được biến thiên enthalpy của phản ứng.

Hình 17.2. Một mô hình nhiệt lượng kế

Que khuấy

Nhiệt kế

Vỏ cách nhiệt

Bình kín

Hỗn hợp các chất phản ứng

Nước

(Trang 88)

7. a) Cho biết năng lượng liên kết trong các phân tử và NO lần lượt là 494 kJ/mol, 945 kJ/mol và 607 kJ/mol. Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng:

b) Giải thích vì sao nitrogen chỉ phản ứng với oxygen ở nhiệt độ cao hoặc khi có tia lửa điện.

8. Từ số liệu năng lượng liên kết ở Bảng 12.2, hãy tính biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy butane theo năng lượng liên kết, biết sản phẩm phản ứng đều ở thể khí.

EM ĐÃ HỌC

• Phản ứng toả nhiệt là phản ứng khi xảy ra kèm theo sự truyền nhiệt từ chất phản ứng ra môi trường.

• Phản ứng thu nhiệt là phản ứng khi xảy ra kèm theo sự truyền nhiệt từ môi trường vào chất phản ứng.

• Biến thiên enthalpy của phản ứng là nhiệt lượng toả ra hay thu vào của phản ứng ở một điều kiện xác định.

• Biểu thức tính biến thiên enthalpy của các phản ứng ở điều kiện chuẩn:

– Theo nhiệt tạo thành:

– Theo năng lượng liên kết (các chất đều ở thể khí)

EM CÓ THỂ

• Nhận biết được một phản ứng là toả nhiệt hay thu nhiệt.

• Tính được biến thiên enthalpy của một số phản ứng khi biết nhiệt tạo thành hoặc năng lượng liên kết của các chất.

 

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Hóa học 10

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 10 - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 1.

Ngữ Văn 10 - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 2. Tổng 35 tuần.

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 1. Tổng 18 tuần

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 2. Tổng 35 tuần.

Đại Số 10

Sách Toán Đại Số Lớp 10 (Thường/Cơ bản). Tổng 6 chương và 30 bài.

Đại Số 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Đại Số Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 6 chương, 34 bài.

Hình Học 10

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 3 chương, 10 bài.

Hình Học 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Nâng Cao). Tổng 3 chươn, 20 bài.

Hoá Học 10

Sách Hoá Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài.

Hoá Học 10 (Nâng Cao)

Sách Hoá Học Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 7 chương, 53 bài.

Vật Lí 10

Sách Vật Lí Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài

Vật Lí 10 (Nâng Cao)

Sách Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 8 chương, 60 bài.

Gợi ý cho bạn

mi-thuat-6-112

Mĩ Thuật 6

Sách Chân Trời Sáng Tạo Lớp 6

tieng-viet-5-tap-mot-159

Tiếng Việt 5 -Tập Một

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

giao-duc-cong-dan-7-874

Giáo Dục Công Dân 7

Sách Lớp 7 Cánh Diều

tap-viet-2-tap-mot-1008

Tập Viết 2 - Tập Một

Sách Lớp 2 Chân Trời Sáng Tạo

hoa-hoc-1169

Hoá Học

Hoá Học 11

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề